Cùng tìm hiểu màn trập máy ảnh làm việc như thế nào?

    Mr.Derpy,  

    Cách hoạt động của màn trập được giải thích dễ hiểu thông qua một video quay chậm 10.000 FPS.

    Mới đây, một kênh Youtube nổi tiếng với những đoạn phim quay chậm Slomo Guys đã giới thiệu một đoạn phim mới quay chậm hoạt động của cửa trập máy ảnh. Họ đã quay cách hoạt hoạt động của cửa trập bằng một loại camera đặc biệt tên là Phantom cho tốc độ quay phim lên tới 10.000 khung hình một giây. Nếu như các bạn đọc vẫn còn chưa biết cách thức hoạt động của cửa trập thì video này sẽ giải thích cho các bạn một cách rất trực quan và dễ hiểu.

    C:\Users\lOcz\Desktop\shutter\shutter3.jpg
     

    Qua đoạn video này, cơ chế hoạt động của cửa trập được trình bày rất rõ ràng và cũng giải thích được một khái niệm khá khó hiểu đó là tốc độ đồng bộ của máy ảnh và đèn flash. Do giới hạn vật lý của vật liệu cũng như cách thức chế tạo cửa trập mà hiện nay, các máy ảnh số phần lớn đều cho tốc độ đồng bộ đèn đạt mức 1/200 giây.

    Như các bạn đã thấy trong đoạn video trên, khoảng 1/200 giây là tốc độ chụp cho phép toàn bộ cảm biến ảnh của máy ảnh được lộ ra hoàn toàn. Khi đó, toàn khung hình được nhận một lượng ánh sáng tương đương khi đèn flash bật sáng. Lý do là bởi vì, đèn flash chỉ hoạt động với một xung sáng duy nhất hay nói cách khác, chiếu sáng không liên tục như các loại đèn khác.

    Do đó, nếu như chụp ở các tốc độ chụp lớn hơn 1/200 giây, ví dụ như tại tốc độ 1/1000 giây chẳng hạn, phần hở phía trên cùng của cảm biến sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn phần bên dưới. Kết quả sẽ cho một dải ảnh phía trên sẽ sáng hơn phần còn lại của bức ảnh.

    C:\Users\lOcz\Desktop\shutter\shutter2.jpg

    Và để khắc phục tình trạng này, các hãng máy ảnh có một giải pháp dành cho đèn flash để có thể chụp ảnh ở các tốc độ đồng bộ cao hơn. Đó là phát xung sáng liên tục trong quá trình cửa trập di chuyển. Tại các tốc độ chụp cao hơn 1/200 giây như là 1/500 giây, 1 /1000 giây, hai màn cửa trập tạo với nhau một khe hở để ánh sáng đi vào cảm biến.

    Khi đó, đèn flash sẽ phát không chỉ một xung sáng mà là nhiều xung sáng để bù vào những phần cảm biến chưa lộ sáng vì chưa được cái “khe” kia đi qua. Tuy nhiên, mặc dù giải quyết được vấn đề nhưng công suất ánh sáng của flash sẽ bị giảm đi khá nhiều khi chụp ở chế độ này. Lý do bởi vì thay vì dồn công suất cho 1 xung sáng như trước, flash sẽ phải chia nhỏ công suất phát sáng ra nhiều xung hơn nên ánh sáng không được mạnh bằng.

    Mặt khác, điều kiện đòi hỏi việc giao tiếp giữa flash và máy ảnh phải nghiêm ngặt và chính xác, do đó chế độ chụp này phần lớn mới được hỗ trợ ở các flash pop-up gắn liền luôn trên máy.

    Với bài viết này, hy vọng các bạn đọc đã hiểu hơn về cách thức hoạt động của cửa trập máy ảnh và nguyên lý của tốc độ đồng bộ đèn flash trong máy ảnh cũng như lý do có tốc độ đồng bộ 1/200 giây để áp dụng chúng vào ảnh cho ra những bức hình có chất lượng tốt hơn trước!

    Tham khảo: Youtube

    >> Rò rỉ thiết kế và tính năng độc, lạ trên máy ảnh Samsung NX500

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày