Cùng tìm hiểu về kem chống nắng cho những ngày hè chói chang

    GL,  

    Kem chống nắng không phải thứ mỹ phẩm mới có gần đây mà nó là sản phẩm của rất nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

    Kem chống nắng được coi là loại giải pháp hữu hiệu và được yêu thích sử dụng nhằm mục đích  giảm thiểu tác động xấu của ánh nắng mặt trời lên làn da của con người. Nhiều người cho rằng kem chống nắng chỉ để phụ nữ giữ cho da mình khỏi sạm đen, tuy nhiên kem chống nắng còn có tác dụng ngăn ngừa tổn thương da, dấu hiệu lão hóa và cả bệnh ung thư. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về kem chống nắng.

    Khởi nguồn

    Cùng tìm hiểu về kem chống nắng cho những ngày hè
     

    Lúc đầu con người chúng ta luôn có quan niệm rằng chính nhiệt độ từ mặt trời đã làm chúng ta cháy nắng. Tuy nhiên không hẳn là như thế. Một trong những thí nghiệm đầu tiên cho thấy điều đó được thực hiện bởi Sir Everard Home - một bác sĩ người Anh vào năm 1820. Ông cho một tay mình phơi dưới ánh nắng mặt trời và tay còn lại cũng vậy tuy nhiên được phủ lên bởi một miếng vải đen. Kết quả là chỉ bên tay để trần bị cháy nắng, bên tay kia cũng phải chịu một nhiệt độ tác động tương tự (thậm chí cao hơn do màu đen hút nắng) nhưng lại không sao. Sau đó vào năm 1889, Johan Widmark chứng minh được rằng lý do gây tổn thương da cho chúng ta là chủ yếu là các tia cực tím chứ không phải là tia sáng. Từ đó, chúng ta tập trung vào cuộc chiến chống tia cực tím để bảo vệ làn da và sức khỏe. Đó chính là lý do để kem chống nắng ra đời.

    Tất nhiên nếu không có kem chống nắng, người ta vẫn có thể sử dụng khăn, ô, mũ để che nắng tuy nhiên chúng không hề thuận tiện. Nhiều nền văn hóa cổ đại đã chế ra nhiều loại kem chống nắng làm từ thảo dược hoặc khoáng chất từ tự nhiên. Chúng có thành phần có thể kể đến như cám gạo, sắt, đất sét và nhựa đường. Trong những năm 1910, kem chống nắng được phát triển từ chiết xuất hạt dẻ ngựa dưới dạng kem nhão. Những năm 1930, Ambre Solaire bắt đầu phát triển ra một loại kem chống nắng chứa dầu dễ dùng hơn.

    Cùng tìm hiểu về kem chống nắng cho những ngày hè
     

    Trong những năm 1940, kem chống nắng thậm chí còn thuộc vào hàng những nghiên cứu bí mật trong quân sự. Quân đội Mỹ đã yêu cầu Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ nghiên cứu và tư vấn về loại kem chống nắng hiệu quả nhất dành cho binh lính. Các nghiên cứu đã kiểm tra 12 hợp chất và cuối cùng kết luận hợp chất petrolatum là hiệu qua có thể sẽ là chất hợp lý để tạo ra loại kem chống nắng không thấm nước.

    Một trong những bước phát triển vượt bậc của kem chống nắng đó chính là phát triển một loại kem trắng bôi lên người thành màu gần như trong suốt, không rõ là có bôi chất bảo vệ như trước kia.

    Kem chống nắng làm việc như thế nào ?

    Cùng tìm hiểu về kem chống nắng cho những ngày hè
     

    Kem chống nắng có thể được làm bằng hai loại nguyên liệu : hạt vô cơ như titanium dioxide và oxit kẽm hoặc các thành phần hữu cơ chẳng hạn như chất chiết xuất từ ​​thảo dược hoặc các hợp chất như Oxybenzone .

    Các hạt trong kem chống nắng bảo vệ cơ thể chống lại các tia UV bằng cách ngăn chặn hoặc phản xạ ánh sáng. Thành phần hữu cơ hấp thụ tia UV và giải phóng năng lượng nhiệt tạo thành lớp bảo vệ cho chúng ta.

    Tiến sĩ Shannon Trotter -- giáo sư da liễu tại Đại học bang Ohio cho rằng là tối ưu nhất là sử dụng kết hợp của cả hai loại thành phần, chúng có thể vừa cung cấp lớp bảo vệ hóa học và vừa cung cấp lớp phòng thủ vật lý. Và hầu hết các loại kem chống nắng có trên thị trường hiện nay đều có được sự kết hợp này.

    Khái niệm về yếu tố chống nắng (SPF) được giới thiệu vào đầu những năm 1960. SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số biểu thị mức độ chống nắng mà sản phẩm đó có thể phát huy. Chỉ số chống nắng cao hay thấp phản ánh khả năng bảo vệ da của sản phẩm chống nắng mạnh hay yếu. Chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ càng lớn. Một độ SPF có nghĩa là kem chống nắng này có khả năng lọc tia tử ngoại một cách tối đa trong môi trường ngoài trời là trong 15 phút. Các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên rằng chỉ nên sử dụng SPF 15 đến SPF 30. Chỉ số SPF cao hơn không thực sự giúp chống nắng lâu hơn bởi kem thường được rửa sạch hoặc bị hấp thụ sau hai giờ.

    Liệu kem chống nắng có cản trở việc hấp thụ Vitamin D ?

    Cùng tìm hiểu về kem chống nắng cho những ngày hè
     

    Cơ thể cần ánh sáng mặt trời để sản xuất ra vitamin D. Vậy chúng ta có nên lo lắng rằng bôi kem chống nắng thường xuyên có thể dẫn đến thiếu vitamin D? Nhiều nghiên cứu đã đạt được những kết quả khác nhau nhưng các thử nghiệm lớn đã chỉ ra rằng mặc dù kem chống nắng có làm giảm lượng vitamin D được hấp thụ từ da những cũng không đáng kể.

    Từ phía Viện Da Liễu Mỹ, họ không khuyên chúng ta nên thu nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Thay vào đó, cách được khuyến khích là thu nhận Vitamin D từ chế độ ăn uống. Ăn các loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D bao gồm dầu cá, cá hồi và cá mòi, sữa đậu nành, trứng, sản phẩm từ sữa và nấm sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và càng không cần phải để ý khi bôi kem chống nắng thường xuyên.

    Kem chống nắng dạng phun sương

    Cùng tìm hiểu về kem chống nắng cho những ngày hè
     

    Phun sương là hình thức mới nhất của kem chống nắng. Tuy nhiên các sản phẩm này được khuyến cáo là không an toàn bằng những sản phẩm bôi trực tiếp lên da. FDA đã có những báo cáo về việc người sử dụng hình thức kem chống nắng phun sương bị bỏng khi ở gần lửa. Nhiều các sản phẩm dạng phun có chứa thành phần dễ cháy như cồn có thể bắt lửa và gây hại cho người sử dụng, may mắn là chúng đã bị cấm và thu hồi. Tuy nhiên đối với nhiều người sử dụng nếu không hiểu về khuyến cáo này hoặc bị lừa bởi những nhà cung cấp thì vẫn có nguy cơ về an toàn.

    Tất nhiên là những loại kem này phải qua kiểm định với được đưa ra thị trường. Nếu sử dụng đúng cách thì sản phẩm này rất an toàn và hữu dụng. Một vấn đề khác với thuốc xịt là độc tính. FDA đang điều tra về nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi vô tình hít phải kem chống nắng dạng phun. Nhìn chung lại thì kem chống nắng dạng truyền thông vẫn được khuyến khích sử dụng nhiều hơn.

    Khuyến cáo

    Cùng tìm hiểu về kem chống nắng cho những ngày hè
     

    Các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên bôi kem chống nắng 15 phút trước khi ra khỏi nhà. Và nếu bôi lên mặt thì đừng quên bôi lên đôi môi của mình.

    Trung tâm kiểm soát dịch bệnh khuyến cáo sử dụng kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ chống lại các tia UV-A và UV-B, và có SPF ít nhất là 1 . Mọi người nên kiểm tra ngày hết hạn, bởi vì một số thành phần chống nắng có thể giảm sút theo thời gian và khiến các vi khuẩn phát triển.

    Những người có da dầu hoặc những người dễ bị mụn trứng cá nên sử dụng kem chống nắng có gốc nước. Và những người nhạy cảm với para- aminobenzoic acid ( PABA ) nên mua thương hiệu không chứa hợp chất này.

    FDA khuyến cáo không dùng kem chống nắng với em bé dưới 6 tháng tuổi. Thay vào đó, những em bé này nên được đặt trong khu vực râm mát.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày