Cuộc cách mạng tất yếu của thanh toán không tiền mặt và giải pháp cho tình trạng phân mảnh tại Việt Nam
Trong khi thanh toán không tiền mặt đang trở thành xu hướng không thể đảo ngược thì ở Việt Nam, các giải pháp đáp ứng xu hướng này đang trở nên quá phân mảnh và thiếu kết nối.
Khởi đầu từ các trung tâm tài chính lớn của thế giới, xu thế sử dụng thẻ thanh toán thay thế cho tiền mặt dần trở nên phổ biến và lan rộng ra toàn cầu. Các hoạt động thương mại quốc tế sôi động cùng với nhu cầu du lịch xuyên biên giới khiến việc sử dụng tiền mặt trở thành bất khả thi, và dần biến các loại thẻ thanh toán trở thành vật bất ly thân với người dùng. Đây cũng chính là khởi đầu cho một cuộc cách mạng mới trong giao dịch tài chính: thanh toán không tiền mặt.
Lợi ích dễ thấy nhất của nó là tiết kiệm chi phí và tiện lợi. Ví dụ như tại Ireland, chính phủ ước tính chi phí cho việc sản xuất, quản lý và bảo vệ tiền mặt và séc lên tới 940 triệu USD mỗi năm (tương đương 1,4% GNP của nước này). Với Singapore, chi phí cho việc xử lý mỗi tờ séc là khoảng 1,5 USD dành cho các hoạt động “vận chuyển, thu thập, giao nhận và bảo vệ (tiền mặt)”. Hơn nữa, nó còn giúp cải thiện tính minh bạch trong các hoạt động kinh tế và pháp luật.
Không chỉ vậy, các biện pháp thanh toán không tiền mặt cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Việc kiểm soát doanh thu trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn đối với các cửa hàng, khi họ không phải mất thời gian kiểm đếm, đối chiếu tiền mặt tại cửa hàng nữa. Ngoài ra, hoạt động thương mại điện tử đầy tiện ích sẽ không thể thực hiện nếu tiền mặt còn trở nên phổ biến. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm.
Tương lai không thể đảo ngược của thanh toán di động
Khi thẻ thanh toán trở nên ngày càng phổ biến, nó cũng kéo theo nỗi lo về các vấn đề bảo mật. Tính tiện dụng khi thanh toán và lưu trữ khối lượng lớn làm cho mỗi tổn thất của nó đối với người dùng cũng lớn hơn nhiều so với tiền mặt. Do vậy, dù thẻ thanh toán xuất hiện đã có lịch sử lâu đời, chúng chỉ như một công cụ thanh toán bổ sung cho tiền mặt. Mặc dù vậy, việc hướng tới xã hội không tiền mặt là một xu hướng khó có thể đảo ngược.
Nhưng điều đó chỉ có thể được tiếp tục nhờ có công nghệ thanh toán di động. Không chỉ nâng cao sự tiện dụng và hiệu quả, nó còn là phương thức bảo mật tốt hơn hẳn so với các loại thẻ thanh toán thông thường. Kết hợp các yếu tố trên, thanh toán di động sẽ mở ra cánh cửa cho một xã hội không tiền mặt, khi nó không chỉ phổ biến ở những nước phát triển, mà nó còn có nhiều ý nghĩa với các quốc gia đang phát triển, nơi hệ thống thanh toán qua thẻ vẫn còn nhiều hạn chế.
Các quốc gia châu Phi vùng Hạ Sahara là các ví dụ dễ thấy cho sự phổ biến của thanh toán di động. Điển hình như Kenya, nơi các chi nhánh ngân hàng rất hiếm xuất hiện tại các vùng nông thôn, dẫn đến phí chuyển tiền cao chót vót lên tới 20%. Chính vì vậy, chỉ một thời gian sau khi dịch vụ thanh toán di động được nhà mạng triển khai, cho đến nay đã thu hút tới 26 triệu người sử dụng. Và hệ thống này vẫn hoạt động hiệu quả ngay cả khi thủ đô nước này xảy ra bạo động vào năm 2008.
Công nghệ này càng có ý nghĩa hơn với một nước đang bị cô lập và siêu lạm phát như Somaliland, khi người dân phải mang cả xe cút kít để chở tiền mỗi khi đi chợ. Thế nhưng quốc gia này có đến 850.000 người, tương đương ¼ dân số cả nước đang sử dụng dịch vụ thanh toán di động để giao dịch. Dịch vụ này đã giúp duy trì khả năng vận hành nền kinh tế của quốc gia này, và đã gần như thay thế được vai trò của tiền mặt ở đây.
Ngay cả ở các quốc gia đang phát triển tại châu Á, nơi hệ thống thanh toán ngân hàng không vấp phải nhiều khó khăn như châu Phi, thanh toán di động đang phát triển với tốc độ bùng nổ. Có được điều đó là nhờ vào thế hệ người tiêu dùng trẻ, có xu hướng sớm chấp nhận công nghệ mới khi nó ra đời.
Điển hình như Trung Quốc, nơi việc thanh toán di động hiện diện khắp mọi nơi. Không chỉ trong các cửa hàng, các trung tâm thương mại, mà còn cả ở dịch vụ taxi, trường đại học hay thậm chí cả những người ăn mày cũng sử dụng công nghệ này để bắt kịp xu hướng của cả nền kinh tế.
Tương lai cho thanh toán di động tại Việt Nam
Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử trong vài năm qua đã tạo đà cho việc phổ biến các hình thức thanh toán điện tử không tiền mặt. Giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống ATM/POS tăng 34% so với năm 2016, tỷ lệ giao dịch rút tiền mặt qua ATM cũng đã giảm một nửa.
Không chỉ gia tăng về tỷ lệ giao dịch thanh toán không tiền mặt, các công cụ thanh toán không tiền mặt cũng trở nên đa dạng hơn. Bên cạnh các loại thẻ thanh toán, không thể không kể đến các loại hình thanh toán di động khi số lượng thuê bao di động ở Việt Nam còn vượt quá cả dân số, với 84% người dùng sử dụng smartphone.
Điều này khuyến khích việc một loạt các ngân hàng ra mắt tính năng thanh toán qua mã QR Code trên ứng dụng mobile banking của mình. Ngoài ra còn có hàng loạt ứng dụng ví điện tử đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, có thể cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam, như Momo, Zalo Pay, 1Pay, Bảo Kim, ... Nhiều ngân hàng thương mại cũng tận dụng điều này khi tăng cường hợp tác với các ví điện tử để mang đến nhiều dịch vụ giá trị gia tăng hơn.
Dù mang đến thêm sự tiện lợi và an toàn cho khách hàng, các ví điện tử hay tính năng thanh toán bằng QR Code do các ngân hàng đưa ra lại có một nhược điểm khiến người dùng khó có thể từ bỏ tiền mặt: đó là chúng không liên thông và có tính kết nối với nhau. Khách hàng của hệ thống thanh toán nào sẽ bị bó buộc trong hệ thống đó, tạo nên sự phân mảnh trong khi sử dụng.
Giải pháp cho xu thế thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam
Trong khi đó, công nghệ thanh toán di động của Samsung Pay không chỉ cho thấy khả năng đón đầu xu thế thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam, mà còn là giải pháp cho tình trạng phân mảnh trên thị trường thanh toán điện tử của thị trường này.
Thay vì đóng vai trò trung gian thanh toán như các ví điện tử, Samsung Pay biến chiếc điện thoại của bạn trở thành chính chiếc thẻ thanh toán, hơn nữa còn là nơi lưu trữ an toàn cho thông tin thẻ, đảm bảo tài khoản trong thẻ của bạn an toàn đến mức tối đa và không bị tác động ngay cả khi mất điện thoại. Vì vậy khách hàng không phải quan tâm đến việc chuyển tiền từ thẻ vào ví điện tử nữa, mà có thể trực tiếp sử dụng thẻ khi cần thanh toán.
Ngoài ra, công nghệ thanh toán không tiếp xúc độc quyền của Samsung Pay cho phép thanh toán với cả các máy quẹt thẻ POS sử dụng phương thức giao tiếp MST (hiện có hơn 265.000 máy tại Việt Nam, chiếm 98% tổng số máy POS), thay vì chỉ tương tác với các máy POS sử dụng phương thức NFC như các đối thủ khác. Khả năng tương thích với nhiều loại thẻ thanh toán và máy quẹt thẻ nào ở Việt Nam, giúp Samsung Pay loại bỏ được tình trạng phân mảnh và nắm giữ vị thế độc tôn trên thị trường thanh toán di động tại Việt Nam.
Hơn nữa mức độ tiện dụng còn được gia tăng thêm khi khách hàng còn có thể sử dụng chiếc smartwatch Gear S3 để thanh toán, thay vì phải phụ thuộc vào chiếc điện thoại của mình.
Không những vậy, Samsung Pay cũng đang tiếp tục tăng cường các tính năng mới, như khả năng rút tiền từ cây ATM. Mở đầu với ngân hàng Shinhan, việc rút tiền từ cây ATM bằng Samsung Pay sẽ được mở rộng ra cho các ngân hàng đối tác khác trong tương lai không xa.
Không chỉ cho phép tích hợp thông tin thẻ ATM, khách hàng sử dụng Samsung Pay còn có thể nhập vào các loại thẻ thành viên, thẻ tích điểm cũng như thẻ ưu đãi khác, nhờ vào hệ thống Loyal Cards và Samsung Rewards. Điều này giúp bạn vẫn có thể tích điểm và sử dụng các dịch vụ ưu đãi mà không cần phải mang bên mình tất cả các loại thẻ đó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng