Cuộc đời thăng trầm của "người đàn bà đẹp" Marissa Mayer, từ hy vọng của Yahoo đến thương vụ tỷ đô đầy chua xót của lịch sử
Marissa Mayer là người phụ nữ quyền lực của Thung lũng Silicon. Cuộc đời cô đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm để trở nên mạnh mẽ như ngày hôm nay.
Chúng ta đã đặt rất nhiều hy vọng khi Marissa Mayer được chọn làm CEO của Yahoo vào năm 2012. Năm năm sau đó, thời kỳ của Mayer tại Yahoo đã bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng chậm lại và những bất đồng nội bộ, dẫn đến tinh thần làm việc tồi tệ và sức ép kêu gọi cô từ chức. Thêm vào đó, dưới sự điều hành của Marissa Mayer, Yahoo đã vướng vào những vụ vi phạm an ninh khiến hàng triệu khách hàng gặp rủi ro.
Hiện tại, thời kỳ Mayer đã kết thúc với việc Verizon mua lại Yahoo với giá 4,48 tỷ USD. Ngay khi thỏa thuận có hiệu lực, Marissa Mayer chính thức từ chức vị trí CEO. Cô ấy sẽ không tham gia vào việc sáp nhập Yahoo và AOL với tên gọi mới là "Oath".
Cuốn sách "Marissa Mayer và Cuộc chiến giải cứu Yahoo!" của Nicholas Carlson đã kể về những thăng trầm của Marissa Mayer để trở thành một trong những người quyền lực nhất của Thung lũng Silicon và sự thất bại khiến cô bị thất sủng.
Marissa Mayer sinh năm 1975 tại một thị trấn nhỏ có tên Wausau ở bang Wisconsin, Mỹ. Cha cô là kỹ sư và mẹ cô là một giáo viên nghệ thuật. Mayer đã sớm bộc lộ tài năng trong lĩnh vực toán học và khoa học. Do đó, cô luôn được các giáo viên trong trường yêu quý. Mặc dù là một người có tài thuyết trình, nhưng bạn bè của cô không cho rằng cô là người hướng ngoại. Trên thực tế, Mayer từng mô tả bản thân là một đứa trẻ là "nhút nhát hay bị bắt nạt".
Hình ảnh Marissa Mayer trong cuốn kỷ yếu của trường Wausau West High School.
Mayer nộp hồ sơ cho 10 trường đại học và đã được cả 10 trường chấp nhận, trong đó có cả Harvard, Yale và Stanford. Cuối cùng, cô đã quyết định chọn Stanford, với hy vọng trở thành một bác sĩ.
Cuộc đời Mayer đã thay đổi hoàn toàn khi cô tham một lớp học về khoa học máy tính mang tên CS105. Chính khóa học này đã mang đến cho cô cái nhìn sâu hơn về lĩnh vực máy tính. Các cựu sinh viên nổi tiếng của khóa học này có thể kể đến Reid Hoffman của LinkedIn, Scott Forstall của Apple và Mike Krieger của Instagram.
Theo những sinh viên cùng trường đại học, Mayer không phải là người hòa đồng. Ngay khi tốt nghiệp, Mayer đã có đến 12 lời đề nghị làm việc. Lời đề nghị cuối cùng đến từ Google, một startup nhỏ vào thời điểm đó.
Lúc ấy, Mayer đã có dự định làm việc tại McKinsey, một công ty tư vấn quản lý. Bên cạnh đó, theo những phân tích của cô, Google chỉ có 2% cơ hội sống sót vào thời điểm đó. Thế nhưng cô ấy đã bị mê hoặc bởi những con người ở Google và nghĩ rằng có thể học thêm nhiều điều. Cô đã chấp nhận lời đề nghị của Google và làm việc ở đó trong 13 năm tiếp theo.
Google - nơi đặt những nền móng đầu tiên cho sự nghiệp của Mayer.
Marissa Mayer luôn dành rất nhiều tình cảm cho Google. Trong hai năm đầu, cô thường xuyên làm việc 100 giờ mỗi tuần. Cô cũng tiếp tục giảng dạy tại Stanford trong vài năm đầu tiên làm việc tại Google.
Bằng nỗ lực và niềm đam mê của mình, Marissa Mayer nhanh chóng vươn lên và đứng đầu. Cô bắt đầu làm thành viên của nhóm giao diện người dùng nhưng đã sớm trở thành một người quản lý sản phẩm. Đến năm 2003, cô phụ trách các sản phẩm tiêu dùng của Google, bao gồm cả công cụ tìm kiếm lõi.
Mayer thừa nhận từng có một thời gian hẹn hò với người đồng sáng lập Google, Larry Page. Mối quan hệ này rất kín đáo và họ không thể hiện bất kỳ tình cảm nào tại văn phòng. Họ miêu tả mối quan hệ này là "Hai người thầm lặng hẹn hò trong lặng lẽ."
Năm 2005, Mayer được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc về các sản phẩm tìm kiếm và trải nghiệm người dùng. Đến lúc đó, cô đã xây dựng chương trình cho các cuộc họp về sản phẩm liên quan đến Larry Page. Theo Steven Levy, tác giả cuốn sách "In the Plex" về đế chế Google, Marissa Mayer là thành viên của một nhóm nhỏ các nhà điều hành xuất chúng có tên là "nhóm bí mật".
Marissa Mayer cùng tổng thống Barrack Obama.
Cô từng có mối quan hệ tuyệt vời với báo chí và truyền thông. Đã có tin đồn rằng Google đã xây dựng một nhóm PR riêng biệt chỉ dành cho Mayer. Tuy nhiên đó không phải là sự thật.
Marissa Mayer trên trang bìa tạp chí Vogue.
Mayer tăng cường sự hiện diện của cô trước công chúng và bằng cách chi tiêu phóng khoáng. Cô đã mua căn hộ penthouse trị giá 5 triệu USD tại Four Seasons ở San Francisco và một căn nhà khác gần khuôn viên Mountain View của Google. Cô thường mặc trang phục của nhà thiết kế Oscar de la Renta.
Cô ấy trông thật lỗng lậy trong chiếc đầm dạ tiệc.
Nhưng chính sự cầu toàn và phong cách quản lý có phần cứng nhắc đã khiến cô có thêm một số người phản đối cô tại Google. Nhà thiết kế nổi tiếng Doug Bowman đã nghỉ việc tại Google nói: "Tôi đã mệt mỏi vì phải tranh cãi về những quyết định thiết kế của cô ấy. Có nhiều vấn đề về thiết kế thú vị hơn là những vấn đề tiểu tiết đó".
Sự thất vọng tiếp tục tăng lên trong nội bộ Google. Một trong những nhân viên giỏi nhất đã không hợp tác với Mayer là Amit Singhal, người chịu trách nhiệm các thuật toán hỗ trợ công cụ tìm kiếm. Anh ta đã trực tiếp đến gặp Larry Page và yêu cầu loại bỏ Mayer khỏi đội tìm kiếm.
Cuối cùng, Amit Singhal đã rời khỏi Google để gia nhập Uber. Tháng 2 năm 2017, Singhal từ chức tại Uber sau khi bị phát hiện những cáo buộc về hành vi quấy rối tình dục khi còn làm việc tại Google.
Mayer cuối cùng đã được chuyển đến nhóm quản lý Google Maps và các sản phẩm địa phương. Cô vẫn là một trong những giám đốc điều hành hàng đầu, nhưng một số người lại coi đó là một "âm mưu" vì cô không còn phụ trách các sản phẩm quan trọng nhất của Google là công cụ tìm kiếm nữa.
Đến năm 2011, quãng thời gian tuyệt vời của Mayer tại Google kết thúc. Tuy nhiên, ngay lập tức cô có cơ hội trở thành CEO mới của Yahoo. Những người khác đã tham gia đàm phán bao gồm Nikesh Arora, sau này là giám đốc kinh doanh tại Google và Eddy Cue, phó chủ tịch cấp cao của Apple về phần mềm và dịch vụ internet.
Một số người trong nội bộ Yahoo đã nghi ngại về quyết định chiêu mộ Mayer vì cô không có nhiều kinh nghiệm về quản lý tài chính doanh nghiệp. Cô ấy là một người tạo ra sản phẩm tốt hơn là một CEO điều hành. Sau tất cả, hội đồng quản trị của Yahoo đã nhất trí bình chọn cô là CEO tiếp theo.
Cô bắt đầu làm việc tại Yahoo vào tháng 7 năm 2012. Có quá nhiều sự mong đợi cũng như kỳ vọng được đặt vào Mayer. Thậm chí, đã có một tấm poster của Mayer được thiết kế theo phong cách "Hope" của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tấm poster của Mayer.
Mayer nhanh chóng tiếp quản và tạo nên đế chế của riêng mình tại Yahoo. Bên cạnh đó, cô cũng đưa vào công ty một số nhân sự thân tín của mình. Trong năm đầu tiên, cổ phiếu của Yahoo đã tăng từ 15,74 USD/cổ phiếu lên ngưỡng 28 USD/cổ phiếu vào tháng 8 năm 2013.
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công đó là do Yahoo sở hữu một lượng cổ phần trong Alibaba. Khi Alibaba được niêm yết vào năm 2014, Mayer đã giúp Yahoo an toàn vì cổ phiếu của Yahoo là một trong số ít cách để đầu tư vào người khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc. Ngay sau đó, Mayer và các cổ đông đã đưa ra một kế hoạch bán số cổ phần còn lại của Yahoo với hy vọng sẽ tránh được thuế.
Mặc dù vậy, Mayer đã cải thiện đáng kể thiết kế một số sản phẩm và số lượt truy cập tới các ứng dụng cốt lõi của Yahoo. Theo nhiều người, Marissa Mayer đã thay đổi văn hóa nội bộ tại Yahoo và mang tới nhiều sự hứng khởi.
Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Yahoo vẫn không có nhiều cải thiện. Chính điều này đã đưa Mayer vào thế khó khăn.
Các nhà đầu tư đã phải chịu thiệt khi IRS từ chối phán quyết yêu cầu của Yahoo về việc bán cổ phần tại Alibaba sẽ không phải chịu thuế vào tháng 9 năm 2015. Điều này không nhất thiết là Yahoo sẽ phải đóng thuế, nhưng khiến cho cổ phiếu của Yahoo giảm 4%.
Sau đó, Mayer đã mất các nhân sự chủ chốt như Giám đốc Marketing Kathy Savitt và Giám đốc kỹ thuật Jackie Reses. Nhiều người đã đặt câu hỏi về chiến lược của cô khi cô đã chi khoảng 3 tỷ USD để mua lại Tumblr và Polyvore. Điều này đã không mang lại nhiều ý nghĩa cho sự tăng trưởng Yahoo.
Nhà quản lý quỹ phòng hộ Eric Jackson đã gửi một bản báo cáo dài 99 trang trình bày lý do tại sao Yahoo cần quản lý mới. Ông đề nghị cắt giảm đáng kể quy mô của công ty và từ bỏ một số mảng kinh doanh như tìm kiếm. Vài tháng sau, nhà đầu tư Starboard đã gửi một lá thư yêu cầu "những thay đổi quan trọng" trong hoạt động quản lý, hội đồng quản trị và cả chiến lược của Yahoo.
Đầu năm 2016 đã có hàng loạt tin đồn và suy đoán rằng đang có nhiều công ty có ý định mua lại Yahoo như Comcast, Disney, AT&T và một số công ty khác. Cuối cùng, vào tháng 7 năm 2016, Verizon được tuyên bố sẽ mua lại Yahoo với giá 4,83 tỷ USD.
Thương vụ này bao gồm các hoạt động kinh doanh chính của Yahoo sẽ được sáp nhập với AOL của Verizon thành một thực thể mới gọi là "Oath". Verizon sẽ không nhận được cổ phần của Yahoo trong Alibaba hay Yahoo Japan. Phần còn lại này sẽ trở thành một công ty có tên là "Altaba".
Trong quý 4 năm 2016, Yahoo đã phải đối đầu với 2 vụ rò rỉ thông tin gây tổn hại đến lần lượt 500 triệu và 1 tỷ tài khoản người dùng. Ngay lập tức, đã có những quan ngại được đưa ra vì Verizon có thể rút khỏi thương vụ sau 2 sự cố này. Cuối cùng, mức giá thỏa thuận đã giảm xuống 350 triệu USD, còn 4,48 tỷ USD.
Sau tất cả, Marissa Mayer sẽ không còn là CEO của Yahoo nữa. Thương vụ mua bán đã bắt đầu được thực hiện, kỷ nguyên Mayer của Yahoo đã kết thúc và kỷ nguyên Verizon bắt đầu. Quá khứ thăng trầm của Marissa Mayer đã khép lại và mở ra tương lai mới.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng