Trong thời đại của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ số được coi là một yếu tố then chốt tạo nên những điểm khác biệt, vượt trội và tạo nên sức cạnh tranh giữa các ngân hàng tại Việt Nam.
Không khó để khẳng định, nếu ngân hàng không ngừng đổi mới, sáng tạo thì ngân hàng đó sẽ tự loại mình ra khỏi "đường đua". Một trong những "đường đua" đó chính là sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử hay những công cụ thanh toán trực tuyến nhằm tạo nên "bước ngoặt" cho phương thức giao dịch với ngân hàng trong tương lai.
Xu thế của thời đại
Trên thế giới, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán điện tử nói riêng đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày. Song song với đó, xu hướng sử dụng Smartphone như một vật dụng "bất ly thân" đã biến chiếc điện thoại trở thành những "ngân hàng di động". Nắm bắt được xu thế đó, các ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng "vào cuộc" xây dựng nên các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích với giao diện dễ dàng sử dụng trên điện thoại, tiết kiệm tối đa thời gian giao dịch và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi thói quen thanh toán của người dùng sang thanh toán phi tiền mặt còn gặp nhiều khó khăn khi quá trình giao dịch mua bán hiện nay chủ yếu vẫn sử dụng tiền mặt. Một bài toán khó được đặt ra cho các ngân hàng Việt là phải nghiên cứu triển khai tạo ra những phương pháp thanh toán mới, tiện ích cho người dùng trên nền tảng công nghệ số.
Ngân hàng nào đang dẫn đầu cuộc đua?
Nắm bắt được tiềm năng lớn từ thị trường, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã gia nhập cuộc đua việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng trên nền tảng công nghệ hiện đại như: VCB iB@nking, VCB-Mobile B@nking, VCBPAY, VCB-SMS B@nking. Ngoài các tính năng ngân hàng truyền thống như chuyển tiền, thanh toán online, nạp tiền điện thoại, hệ sinh thái điện tử Vietcombank còn có thêm những tiện ích chuyên biệt như: Trích nợ tự động (Auto Debit), đặt vé tàu, vé xe, thanh toán qua mã QR, tiết kiệm tự động,… chỉ với vài thao tác nhanh chóng trên chiếc điện thoại.
Với một hàng rào bảo mật nhiều lớp xác nhận trên những dịch vụ của Vietcombank, khách hàng hoàn toàn yên tâm thực hiện những giao dịch thanh toán không tiền mặt. Cụ thể, để đăng nhập vào tài khoản, khách hàng cần nhập mã OTP do ngân hàng gửi về qua tin nhắn mới có thể thực hiện thành công giao dịch đó. Ngoài ra, khi khách hàng rời khỏi màn hình điện thoại hoặc thoát khỏi ứng dụng thì lập tức hệ thống sẽ tự động thoát ra và buộc phải tiến hành đăng nhập lại tài khoản người dùng để đảm bảo không bị kẻ gian lợi dụng.
Không chỉ vậy, ứng dụng ngân hàng điện tử dành riêng cho điện thoại của Vietcombank được thiết kế với giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng với khách hàng. Với nền tảng công nghệ số của Vietcombank, khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện giao dịch chuyển khoản chỉ chưa đầy 1 phút người nhận sẽ nhận được tiền ngay lập tức (chuyển khoản 24/7).
Những nỗ lực tối ưu sự tiện lợi cho người dùng của Vietcombank đã được ghi nhận bởi Tạp chí The Asian Banker với giải thưởng "Ngân hàng có sáng kiến Mobile Banking tốt nhất Việt Nam" tại Lễ trao giải "Giải thưởng quốc gia Việt Nam 2019" nằm trong khuôn khổ hội thảo Triển vọng ngành Dịch vụ Ngân hàng – Tài chính
Các dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank được thiết kế thân thiện với người dùng
Ngoài ra, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn GPI toàn cầu, đồng thời cũng là 1 trong 2 ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước công nhận đáp ứng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam sớm 1 năm so với qui định. Sự công nhận này đánh dấu một bước thành công quan trọng trong lộ trình triển khai Basel II của Vietcombank nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các chuẩn mực của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, được ban hành từ tháng 6/2004. Sau khi đã đánh giá được năng lực thực tế của các ngân hàng Việt Nam, NHNN đã quyết định chọn 10 ngân hàng để thí điểm chuẩn mực tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II bao gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank áp dụng Basel II theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng