Cuộc phong tỏa 1,3 tỷ dân trả lại cho Ấn Độ bầu trời trong xanh, mọi người dễ thở hơn, nhìn thấy nhiều sao vào ban đêm hơn
Trong khi đó, mức NO2 (chất điển hình có thể gây ô nhiễm không khí) ở Milan và các khu vực khác tại miền bắc nước Ý đã giảm tới 40%.
Ngày 24/3 vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ đã tuyên bố lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày, bắt đầu từ đêm 25/3 để hạn chế lây lan và bùng phát dịch Covid-19. Và chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, mức độ ô nhiễm không khí tại nước này đã giảm xuống mức thấp chưa từng có do các nhà máy đóng cửa và phương tiện giao thông bị hạn chế.
Bầu trời ở nhiều nơi trở nên trong xanh hơn, khác hoàn toàn với bầu trời mù mịt khói bụi thường thấy tại đất nước tỷ dân. Có thể nói, đại dịch Covid-19 đang gián tiếp giúp cải thiện chất lượng không khí ở Ấn Độ. Khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, đường phố khắp nơi hầu như có rất ít phương tiện qua lại.
Người dân địa phương cho biết họ cảm thấy dễ thở hơn so với trước kia. Bên cạnh đó, các tòa nhà chọc trời thường bị che phủ bởi khói bụi giờ đây đã dễ nhìn thấy hơn. Người dân còn nói rằng họ quan sát được nhiều ngôi sao vào ban đêm hơn bình thường.
Bầu trời quang đãng ở thủ đô New Delhi.
Reuters cho biết chỉ số chất lượng không khí ở Mumbai hiện ở mức 90, giảm đáng kể so với mức trung bình 153 cùng kỳ năm ngoái. Tại New Delhi, một siêu đô thị với dân số 26,7 triệu người, chỉ số trên cũng giảm xuống còn 93 so với 161 vào tháng 3/2019. (Chất lượng không khi được đánh giá là tốt khi ở mức dưới 50).
Theo IQAir của Thụy Sĩ, khoảng một nửa trong số 50 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là ở Ấn Độ. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng xe cộ quá đông đúc trên đường và khí thải từ nhà máy đốt than.
Tính đến năm 2020, Ấn Độ là quốc gia ô nhiễm thứ ba trên thế giới. Theo Tiến sĩ Gufran Beig, Giám đốc dự án tại cơ quan giám sát môi trường của chính phủ Ấn Độ, do lệnh phong tỏa khiến lưu lượng xe cộ giảm mạnh, lần đầu tiên trong thời gian dài các chỉ số ô nhiễm đã giảm xuống đáng kể.
Mặc dù vậy, ông Vincent-Henri Peuch, Giám đốc một dịch vụ giám sát khí quyển cho biết một số nguồn phát thải như sản xuất năng lượng hay khí thải từ khu vực dân cư vẫn chưa giảm nhiều do lượng lớn người dân đang phải ở nhà.
Các nhà hoạt động môi trường cho biết hàng năm, có khoảng 30.000 người tử vong sớm ở New Delhi vì ô nhiễm không khí. Còn theo một nghiên cứu được công bố trên Lancet Planetary Health, không khí độc hại ở Ấn Độ đã cướp đi sinh mạng của 1,24 triệu người trong năm 2017.
Nhiều người đề xuất kế hoạch hành động quyết liệt hơn để cải thiện con số thống kê đáng sợ này bằng cách kêu gọi chuyển đổi sang năng lượng mặt trời, tăng sử dụng xe bus xanh, xe điện và xe đạp ở New Delhi.
Trên thực tế, Ấn Độ không phải nước duy nhất chứng kiến sự cải thiện chất lượng không khí "nhờ" đại dịch Covid-19. Khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái, NASA cho biết tình trạng ô nhiễm không khí ở tỉnh Hồ Bắc và nhiều nơi đã giảm mạnh. Cách đây không lâu, Tổng cục trưởng cục Giao thông Tây Ban Nha nói rằng lưu lượng giao thông ở Madrid vào giờ cao điểm đã giảm 14%. Trong khi đó, mức NO2 (chất điển hình có thể gây ô nhiễm không khí) ở Milan và các khu vực khác tại miền bắc nước Ý đã giảm tới 40%.
Tính đến ngày 27/3, thế giới có hơn 532.000 trường hợp nhiễm Covid-19 và hơn 24.000 ca tử vong. Trong đó, Ấn Độ ghi nhận 727 người nhiễm và 20 người tử vong.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng