Cuộc sống là một chiến trường khốc liệt. Bạn muốn hạnh phúc thì bạn phải biết đấu tranh và không ngừng vươn lên. Muốn thế, hãy luôn ghi nhớ, bạn cần nhìn thẳng vào chính mình.
Mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ, Benjamin Franklin, bậc vĩ nhân đầu tiên của nước Mỹ đều tự hỏi và trả lời hai câu hỏi: “Hôm nay mình sẽ làm gì?” vào buổi sáng và “Hôm nay mình đã làm được gì?” vào buổi tối.
Tương tự, nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc khác cũng luôn đặt ra vô vàn những câu hỏi về mọi thứ. Như Albert Einstein đã từng nói: “Học từ ngày hôm qua, sống vì ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.”
Tất nhiên, để học được thói quen tự phê bình, nói dễ hơn làm và khi đã làm thì không phải ai ai cũng làm được. Đó chính là lí do ta thường thích tự hỏi những câu hỏi dễ và tránh sa đà vào những câu hóc búa, có thể làm tổn thương lòng tự trọng và kiêu ngạo của bản thân. Như nhà triết học và tâm lí học John Dewey từng giải thích trong cuốn sách How We Think viết vào năm 1910, tư duy phản biện giúp ta vượt qua thói quen bẩm sinh chấp nhận mọi thứ theo vẻ bề ngoài và tạo tâm thế sẵn sàng trước những biến cố tinh thần.
Thừa nhận bản thân ta không hoàn hảo không dễ chịu chút nào nhưng sẽ là sự cố gắng giúp ta vượt qua chính bản thân mình. Theo đó, bạn sẽ ngày càng tự tin hơn, sống và làm việc hiệu quả hơn
Đừng chần chừ thêm nữa, hãy hành động ngay từ hôm nay. 9 câu hỏi hằng ngày sau đây là bài học đầu tiên giúp bạn xây dựng thói quen tự phản biện.
1. Nếu hôm nay là ngày cuối cùng trong cuộc đời, liệu tôi có nên làm những gì mình đang dự định không?
Năm 2005, khoảng một năm sau khi ông được chuẩn đoán mắc căn bệnh ung thư tuyến tụy, ngài CEO của Apple phát biểu trước những sinh viên sắp tốt nghiệp của đại học Stanford rằng, 33 năm qua, mỗi sáng thức dậy ông đều nhìn vào gương và tự hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng trong cuộc đời, liệu tôi có nên làm những gì mình đang dự định?” – giống như bao ngày khác.
Và nếu câu trả lời là “Không” cho một chuỗi ngày dài dằng dặc, ông sẽ biết mình cần phải thay đổi điều gì.
Jobs cho hay: “Tôi luôn ghi nhớ một hiện thực phũ phàng: Tôi sẽ sớm ra đi. Đây là khó khăn lớn nhất cũng là động lực quan trọng nhất giúp tôi đưa ra những lực chọn lớn trong cuộc đời. Bởi tất cả mọi thứ - sự kỳ vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, xấu hổ và thất bại – chỉ bị xua tan khi ta đối mặt với cái chết và bóc trần những điều thật sự quan trọng. Luôn nhớ rằng mình sắp chết là phương pháp tốt nhất mà tôi từng biết để trành sa đà vào suy nghĩ bạn sẽ phải hy sinh thứ gì đó. Trước cái chết, bạn không còn gì để mất. Vì vậy, chẳng có lí do gì mà không nghe theo những gì trái tim bạn mách bảo.”
2. Nhìn vào bản thân mình, tôi thấy gì?
Nhà sáng lập đồng CEO trang thương mại điện tử Wanleo.com, bà Deena Varshavskaya chia sẻ: “Đây là câu hỏi mô tả những niềm tin về bản thân mà bạn không thể nói với bất cứ ai.”
Trong nhiều trường hợp, thay đổi cách bạn suy nghĩ về bản thân có thể thay đổi cách bạn hành động và cuối cùng là niềm tin: Bạn là ai?
“Ví dụ như nếu bạn thấy mình là một doanh nhân chưa được công nhận, những gì bạn làm sẽ tập trung vào việc chuẩn bị cho một tương lai mà ở đó bạn đã được nhiều người công nhận hơn. Bằng cách thay đổi để tìm lại chính mình, đơn giản như làm việc chăm chỉ và trở thành một doanh nhân tài ba, bạn có thể thay đổi cách bạn làm, người bạn chơi và hơn thế nữa.”
3. Điểm mạnh của tôi là gì?
Ông Gary Vaynerchuk, giám đốc điều hành và đồng sáng lập VaynerMedia, cho rằng, hỏi câu hỏi này là chìa khóa giúp bạn thêm yêu công việc của mình.
Ông giải thích, có rất nhiều người mặc dù có việc làm ổn định nhưng họ lại ghét làm việc bởi họ vẫn chưa tìm thấy niềm đam mê thật sự. “Chắc chắn họ sở hữu một vài điểm mạnh để họ được ngồi ở vị trí này, vị trí kia. Nhưng họ lại không chắc đâu mới là công việc họ muốn làm cả đời.”
Do đó, “hãy dừng làm những gì bạn ghét, kiên định với những gì bạn tin và có năng lực, rồi một ngày không xa, bạn sẽ tìm thấy niềm đam mê của chính mình.”
4. Tôi muốn gánh chịu những nỗi đau nào trong cuộc đời?
Cuộc sống là một chiến trường khốc liệt. Bạn muốn có hạnh phúc thì bạn phải đấu tranh cũng như biết rõ bạn sẵn sàng đấu tranh vì cái gì.
Theo nhà phát triển blog Mark Manson, “Câu hỏi quyết định sự thành công của bạn không phải là “Bạn muốn hưởng thụ những gì?” mà là “Bạn muốn chịu đựng những nỗi đau nào?”. Chất lượng cuộc sống sẽ không do những bài học kinh nghiệm tích cực quyết định mà đến từ những bài học kinh nghiệm mang tính tiêu cực, có đau đớn, có thất bại. Và nếu bạn thành công khi đương đầu với chúng, bạn sẽ thành công khi đối mặt với cuộc sống bạn đã chọn.”
5. Tôi đã có gì khác xưa?
Nếu bạn đang gặp khó khăn để bắt đầu những thói quen mới, hãy nghĩ về đoạn nào đó trong quá khứ mà bạn đã từng thay đổi hành vi và thành công với lựa chọn đó.
Hãy tự hỏi bản thân “Tôi đã có gì khác xưa?”. Câu trả lời sẽ giúp bạn tìm ra tác nhân đã giúp bạn thay đổi thành công trong quá khứ để bắt chước và làm lại theo.
Như Gretchen Rubin, tác giả cuốn Better Than Before: Mastering the Habits of Our Everyday Lives từng phát biểu tại Peak Work Performance Summit: “Nếu bạn biết cách tận dụng những bài học trong quá khứ theo phương thức mới, phù hợp hơn, bạn sẽ đạt nhiều thành công hơn nữa.”
6. Dạo này tôi thế nào?
Một tác giả nổi bật trên Quora, Michael Hopkins, từng viết: “Tôi biết điều này thật ngớ ngẩn. Tất cả bắt đầu khi tôi mới chỉ xem một tập bộ phim The Tick. Mỗi tập phim để về một cuộc hành trình của Tick trong Tâm trí để đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi. Cuối cùng, khi cậu gặp Nội tâm, cậu có thể hỏi bất cứ câu hỏi nào cậu muốn như “Dạo này bạn thế nào?”.”
“Nhờ đó, tôi rút ra một bài học thật ý nghĩa rằng đây là câu hỏi cơ bản nhất, chân thực nhất và quan trọng nhất trong tâm khảm mỗi người. Nó dẫn đến nhiều cuộc độc thoại nổi tâm để cuối cùng đi đến kết luận: Mỗi ngày, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn nếu sống với và là chính mình.”
7. Việc gì phải nghiêm trọng quá vậy?
Warner Bros.
Một tác giả khác trên Quora có tên Soham Banerjee viết: “Tôi thường quan trọng hóa những điều nhỏ nhặt và không bao giờ cảm thấy ổn cho đến khi chúng được thực hiện theo cách tôi muốn.”
Câu hỏi trên như một lời nhắc nhở bạn đừng lúc nào cũng quá khó khăn hay nghiêm trọng hóa mọi thứ trong cuộc sống mà hãy đặt chúng trong một góc nhìn cụ thể.
Nếu bạn thích thú hơn, hãy hỏi câu trên bằng giọng của Joker. Chắc chắn sẽ là một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt đấy.
8. Hôm nay có chuyện gì tốt đẹp không?
Giảng viên Francesca Gino, trường Kinh doanh, Đại học Havard và đồng nghiệp đã yêu cầu các công nhân viên trong trường dành 15 phút cuối mỗi ngày làm việc để viết về những điều tốt đẹp đã xảy ra hôm nay. Kết quả của hoạt động ngoài giờ này cho thấy hiệu suất làm việc của các nhân viên tham gia cao hơn 22.8% so với các nhân viên không ngẫm lại về ngày làm việc của họ.
Như cựu phóng viên của Tech Insider, ông Drake Baer đã chỉ ra rằng, nhớ lại những gì làm được trong một ngày sẽ giúp bạn kết hợp những bài học đã rút ra vào công việc ngày hôm sau. Ông viết: “Tương tự như phép lặp mà dân khởi nghiệp hay nhắc đến. Bạn tìm ra một động lực, thu thập dư liệu về những kinh nghiệm bạn từng có, và sau đó vươn lên từ chính những kinh nghiệm đó và nâng chúng lên một đỉnh cao mới.”
Tuy nhiên, đừng quên rằng, không phải ứng viên nào tham gia khảo sát cũng nghĩ về những điều tốt đẹp đã xảy ra nhưng họ vẫn viết câu trả lời. “Tự lừa mình dối người rằng bạn đã nghĩ về những điều tốt đẹp rất dễ nhưng càng dễ hơn nếu bạn xác định điều gì là hữu ích khi bạn viết chúng lên giấy.”
9. Tôi có nên chọn những người đồng nghiệp và bạn bè luôn ủng hộ tôi, thách thức tôi, cổ vũ tôi và giúp tôi trưởng thành?
Tác giả trên Quora, Nela Canovi cho hay: "Người ta thường nói tính trung bình, ta dành phần lớn thời gian trong đời với năm người. Hãy thử nghĩ xem những ai là “năm người” trong đời bạn. Họ có thân thiết với bạn và giúp bạn nên người? Hay bạn có dành thời gian cho những người không tôn trọng thời gian của họ (nói cách khác là không tôn trọng thời gian của bạn), những người làm bạn kiệt sức, những người luôn tiêu cực và chỉ biết phàn nàn và những người cứ tự cho mình là có “tư duy ổn định” thay vì “tư duy tăng tiến”? Để rồi vào cuối ngày, bạn lại phải đấu tranh để hiểu xem tại sao bạn không cảm thấy hạnh phúc và nạp năng lượng cho những người xung quanh?”
Điều bạn cần làm là hãy chọn lọc những người mà bạn cho rằng họ nằm trong vòng tròn tình bạn. Đảm bảo những người xung quanh bạn là dựa trên những lợi ích chung, giá trị của bạn, những điều bạn cho là quan trọng đối với quá trình trưởng thành của bản thân cũng như cách mà bạn trân trọng thời gian, kiến thức và tình bạn.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng