Cựu chủ tịch PlayStation: ngành game đang đối mặt với “sự sụp đổ của tính sáng tạo”, AI không phải "cứu tinh"
Tại sự kiện Gamescome, ông Shawn Layden chỉ ra thách thức lớn của ngành game.
- Báo cáo mới hé lộ 'nghịch lý': Game thủ đang dành nhiều giờ xem người khác chơi game thay vì tự mình trải nghiệm – nhiều người Việt cũng đang làm điều tương tự
- Ra quán nét, nam game thủ bất ngờ bị hack FB, cay đắng nhận ra một điều
- Chung kết giải đấu Dragon Ball gây tranh cãi, game thủ bay lòng vòng suốt 10 phút để giành chức vô địch
- Trải nghiệm tay cầm chơi game Cooler Master Storm: Cầm thoải mái, thời lượng dùng tới 40 tiếng nhưng có 1 điểm đáng tiếc này
- Góc tâm sự: Đời buồn của game thủ ở nhà nội trợ, bị vợ
Shawn Layden, cựu chủ tịch PlayStation, vừa có một nhận định đáng lo ngại về ngành công nghiệp vốn yêu cầu sức sáng tạo vô bờ bến. Ông cho rằng ngành đang đối mặt với “sự sụp đổ của tính sáng tạo”, và việc dựa dẫm vào việc sản xuất “bom tấn” sẽ là “án tử”.
Layden bắt đầu làm việc cho Sony vào năm 1987, và đảm nhận vai trò Chủ tịch Sony Interactive Entertainment Worldwide Studios trong giai đoạn 2014-2019. Từ tháng 9 năm 2022, ông làm cố vấn chiến lược cho tập đoàn Tencent.
Trên sân khấu Gamescom diễn ra tại Châu Á, Shawn Layden đã cùng Gordon Van Dyke - nhà sản xuất game có tiếng - bàn luận về sự biến mất của các studio chuyên làm game AAA (có thể hiểu là các dự án bom tấn có kinh phí cao).
Theo lời ông Layden, trong quá khứ, các studio tập trung vào khai thác những yếu tố tạo nên niềm vui chứ không tìm cách kiếm tiền; ông ngụ ý hướng đi này tốt cho việc sáng tạo, tuy nhiên cũng thừa nhận rằng ở thời điểm này, các studio vẫn còn “ có sức chịu đựng rủi ro khá cao ”.
“ Ngày nay, chi phí đầu vào để làm game AAA đã lên tới hàng trăm triệu ”, ông tiếp lời. “ Tôi nghĩ, như một lẽ tự nhiên, thì sức chịu đựng sẽ dần giảm. Nếu như nhìn vào những hậu bản của game ngày nay, bạn sẽ thấy toàn hàng bắt chước, bởi lẽ sẽ có những ban bệ tài chính đưa ra quyết định rằng, ‘nếu Fortnite làm ra được từng này tiền trong từng này thời gian, thì một phiên bản ăn theo sẽ cũng làm được từng kia tiền trong ngần ấy thời gian ”.
Ông kết luận: “Chúng ta đang chứng kiến sự sụp đổ của tính sáng tạo trong game ngày nay, với việc studio sáp nhập liên tục còn chi phí sản xuất thì cao”.
Layden đồng thời nhận định về tiêu chuẩn chung của game, bao gồm cả những tựa game indie (viết tắt cho independent, ý chỉ những game thuộc nhà phát triển độc lập, không thuộc những tập đoàn lớn). Hiện công cụ phát triển game đã tiến bộ hơn nhiều, và ông tán dương những tựa game nhỏ, nhưng độc đáo và cực kỳ sáng tạo.
“ Nếu chúng ta cứ dựa vào bom tấn để giúp ngành công nghiệp game tồn tại, tôi nghĩ đó chính là án tử ”, cựu chủ tịch PlayStation kết luận. Những tựa game dạng này có thời gian phát triển nhanh hơn, và ông khuyên các nhà làm game nên tìm tòi ý tưởng độc đáo, chứ đừng tập trung vào cơ chế kiếm lời.
Nói về xu hướng ứng dụng AI trong phát triển game, ông Layden khẳng định nó không phải là “cứu tinh”.
" Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong trò chơi điện đầu tiên, không thì cũng thứ hai" , ông nói. "Vì vậy, những sự hào hứng về AI thế hệ mới khiến tôi khá buồn cười. Tôi có thể thấy nó có ứng dụng trong một số lĩnh vực nhất định cho một số việc cụ thể. Nhưng nó chỉ là một công cụ, không phải là vị cứu tinh. Nó là một công cụ giống như Excel là một công cụ. Nó chỉ giúp bạn thực hiện công việc nhanh hơn mà thôi ".
Sự thất bại của các game bom tấn mới ra mắt phản ánh phần nào nhận định của ông Layden. Concord - dự án của Sony với chi phí sản xuất lên tới 400 triệu USD, Skull & Bones - game được Ubisoft quảng bá rằng chất lượng đạt tới tầm “AAAA”, hay Suicide Squad: Kill the Justice League - tựa game nhàm chán tới từ nhà phát triển giàu kinh nghiệm Rocksteady, đều cho thấy “bom tấn” không đồng nghĩa với “thành công”.
Trong khi đó, thị trường game 2024 chứng kiến những thành công vang dội của những studio ít tên tuổi, với những sản phẩm thú vị, mang lại nhiều niềm vui bằng ý tưởng độc đáo. Balatro, Animal Well hay Hades 2 là những ví dụ chỉ ra rằng ngành game vẫn ngập tràn sức sáng tạo.
Ngành công nghiệp còn non trẻ đang đứng trước nhiều thách thức. Nhưng với bản tính sáng tạo của con người, chắc chắn game thủ sẽ còn được diện kiến thêm nhiều những siêu phẩm khác trong tương lai, bên cạnh những phế phẩm sinh ra bởi lòng tham.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng