Cựu nhân viên Amazon “học lỏm” được điều gì để khởi nghiệp thành công sau khi làm việc cho Jeff Bezos?
Hành trình khởi nghiệp của người sáng lập Amazon, Jeff Bezos là nguồn cảm hứng cho nhiều người.
Là một cựu kỹ sư phần mềm làm việc tại Trụ sở chính tại Seattle của Amazon vào năm 2004, Nipun Mehra được tận mắt chứng kiến hoạt động từ bên trong công ty của nhà bán lẻ đang phát triển mạnh lúc bấy giờ và tiếp thu những bài học lãnh đạo của người sáng lập.
Vì vậy, 15 năm sau, Mehra và đồng nghiệp cũ của anh ấy tại Amazon, Alan Wong, quyết định xây dựng một công ty thương mại điện tử của riêng mình, họ đã rút ra được một số bài học hữu ích.
"Công việc đầu tiên của tôi khi ra trường là tại Amazon. Cả tôi và Alan đều được truyền cảm hứng từ nơi này", Mehra nói.
Bài học từ ông chủ
Mehra là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Ula, một thị trường thương mại điện tử được ra mắt vào năm 2019. Công ty của anh lập ra nhằm giúp hiện đại hóa các quầy hàng truyền thống trên đường phố của Indonesia bằng cách cung cấp dịch vụ kiểm kê và giao hàng.
Công ty được Mehra thành lập với Wong cùng hai người bạn là Riky Tenggara và Derry Sakti đã phát triển mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi sang kỹ thuật số do đại dịch gây ra. Cho đến nay, Ula đã thu hút hơn 70.000 chủ gian hàng và huy động được 117,5 triệu USD tài trợ.
"Cơ hội việc làm luôn hiện hữu khi nền kinh tế của quốc gia phát triển. Chúng tôi đã học được điều này từ rất sớm trong quá trình "chải chuốt" ở Amazon". Mehra nói rằng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của công ty bắt nguồn từ các bài học xây dựng doanh nghiệp và cách tiếp cận công nghệ đầu tiên mà anh ấy học được tại Amazon.
"Làm cách nào để tối ưu hóa thương mại điện tử? Xây dựng doanh nghiệp như thế nào? Các nguyên tắc cơ bản về lựa chọn, dịch vụ, giá cả đều đến từ Amazon. Một tư duy luôn ưu tiên công nghệ là điều rất cơ bản đối với cách chúng tôi phát triển", Mehra chia sẻ.
Hơn thế nữa, anh cho biết cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm của Amazon cho phép công ty tham gia và hỗ trợ các chủ quầy hàng khi đại dịch đe dọa doanh nghiệp của họ. Giám đốc điều hành của Ula bật mí: "Chúng tôi rất chú trọng và có niềm tin rất lớn vào việc chăm sóc khách hàng".
Giành được sự ủng hộ của Bezos
Tháng trước, những nỗ lực đã được đền đáp khi chính Bezos đầu tư vào công ty của Mehra thông qua văn phòng gia đình của mình, Bezos Expeditions. Mặc dù người sáng lập Amazon không biết trực tiếp Mehra, nhưng ông đã biết về Ula qua một trong những người ủng hộ ban đầu của công ty khởi nghiệp.
Khoản đầu tư của một khoản tiền không được tiết lộ đã hình thành một phần của vòng tài trợ 87 triệu USD do Prosus Ventures, Tencent và B Capital dẫn đầu. CNBC nhận định, ở một khu vực mà Amazon hiện diện hạn chế, việc Jeff Bezos đầu tư cho công ty có trụ sở ở Jakarta được xem là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, khoản tiền mà tỉ phú giàu thứ 2 thế giới đầu tư cho Ula, khoản đầu tư đầu tiên của Bezos ở khu vực Đông Nam Á, không được tiết lộ.
Mehra vẫn chưa gặp trực tiếp Bezos nên anh không biết lý do đằng sau việc "bơm tiền" của tỷ phú. Tuy nhiên, anh hy vọng rằng Bezos đã nhìn thấy một số thuộc tính "kiểu Amazon" ở Ula.
Mehra nói về khoản đầu tư: "Tôi rất kì vọng về chất lượng của những gì chúng tôi đang làm và mong rằng cách suy nghĩ kiểu Amazon và cách chúng tôi đang xây dựng doanh nghiệp của mình là đúng đắn theo cách lâu dài".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng