Hai tuần sau khi ăn, những sợi mì vẫn còn nguyên si không thể tiêu hóa được. Khiến dạ dày của người phụ nữ này to lên 5 lần so với bình thường.
Mới đây, khoa cấp cứu của bệnh viên Cabrini Health, phía đông nam Melbourne đã tiếp nhận một bệnh nhân 61 tuổi. Người phụ nữ này cho biết, bà đã bị đau bụng và nôn mửa liên tiếp trong vòng 10 ngày.
Bệnh nhân cho biết, bà đã trải qua những triệu chứng kể trên ngay sau khi ăn một gói mì ăn liền của Nhật lúc đói bụng.
Theo bác sĩ Michael Ben-Meir của Cabrini Health, các bác sĩ phát hiện ra trong dạ dày của người phụ nữ này bị tắc nghẽn bởi số mì không tiêu hóa được.
Hình ảnh minh họa cho mì ăn kiêng konjac
Trong khi thương hiệu mì gói vẫn chưa được tiết lộ, bệnh nhân cho biết bà đã mua loại mì konjac đó từ một siêu thị địa phương ở Maelbourne.
Mì konjac được mệnh danh là thực phẩm ăn kiêng thần kỳ dù gây ra nhiều tranh cãi, thành phần của nó có bột củ nưa (konjac, có họ hàng với cây ráy), giàu chất xơ và vitamin.
Bác sĩ Ben-Meir nói rằng bản thân mì gói thông thường tương đối an toàn cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên nếu không nấu đúng cách sẽ gây nên nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.
"Loại mỳ gói này giống như cellulose, chúng khó tiêu hóa, khiến dạ dày của bệnh nhân bị tắc nghẽn hoàn toàn", Ben-Meir nói với tờ Stonnington Leader.
"Do đó, dạ dày của người phụ nữ này bị phình to, gấp 5 -7 lần thông thường".
Mỳ konjac nổi lên trong giới thực phẩm ăn kiêng vì có lượng carbohydrate gần như bằng không. Bộ y tế Úc đang xem xét trường hợp này và vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.
Theo Nextshark
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng