Thị phần mờ nhạt, các ứng dụng quan trọng cũng đang dần rời bỏ nền tảng này, liệu có còn lý do cho BlackBerry tiếp tục tồn tại?
Tuần trước, Facebook đã quyết định dừng hỗ trợ hệ điều hành của BlackBerry, điều đó có nghĩa là ứng dụng của họ sẽ dừng hoạt động trên thiết bị của công ty này. Khi ứng dụng này biến mất khỏi BlackBerry World, người dùng sẽ phải truy cập vào mạng xã hội này qua trình duyệt của thiết bị.
Đó là bước đi mới nhất trong hàng loạt những dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ chậm chạp những không tránh khỏi của nền tảng BlackBerry. Tháng trước, Whatsapp thông báo dự định ngừng ứng dụng của mình trên hệ điều hành BlackBerry 10 và BBOS vào cuối năm nay. Cùng với Facebook, đó là hai trong số các ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới rút khỏi danh sách ứng dụng của công ty trong năm nay.
Whatsapp và Facebook đã rời bỏ BlackBerry.
BlackBerry đã mất quá nhiều thời gian mới nhận ra thực tế rằng nền tảng của mình không còn cơ hội để cạnh tranh với hệ điều hành của các đối thủ khác. Năm 2011, họ thông báo về việc hỗ trợ cho các phần mềm của Android trên tablet Playbook của mình. Năm ngoái, họ lại tung ra bản cập nhật để cho phép người dùng của mình cài đặt ứng dụng Android thông qua gian hàng của Amazon Appstore.
Sau đó vào tháng Chín năm ngoái, Priv ra mắt, một thiết bị thuần Android với bàn phím vật lý trượt ra. Đó là một nỗ lực đáng ghi nhận để mang những tính năng bảo mật đặc trưng của BlackBerry cũng như ứng dụng Hub của mình đến với đông người dùng hơn.
Nhưng đó chỉ là một trong số vài điều mà công ty đã làm đúng thời gian gần đây. Và nó cho thấy tương lai mà BlackBerry cần hướng đến: Android.
Quả thật, không có nhiều tương lai nào khác cho một hệ điều hành chỉ chiếm 0,1% thị trường smartphone Mỹ. Và nếu nền tảng BlackBerry không đủ quan trọng để những người khổng lồ giàu nguồn lực như Facebook hỗ trợ nó, sẽ không còn nhiều ý nghĩa để công ty tiếp tục phát triển nó.
Priv có thể mở ra một cơ hội mong manh cho BlackBerry.
Vào tháng Mười năm ngoái, bản thân BlackBerry cũng cho biết họ không có kế hoạch lên lịch để ra mắt bộ phát triển phần mềm SDK và API mới cho hệ điều hành của họ. Những bản cập nhật gần đây chỉ nhằm sửa các lỗi bảo mật và cải thiện phần mềm.
Không giống phần lớn các đối thủ sản xuất thiết bị Android, BlackBerry đã hoạt động trong lĩnh vực phát triển thiết bị bảo mật nhiều năm nay. Một vài thương hiệu, ngoại trừ nhà sản xuất Blackphone, Silent Circle và Samsung, đang nhắm đến thị trường này. Đó sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho công ty như BlackBerry tận dụng.
Trên thực tế, chưa đến 2% các smartphone Android chạy phiên bản hệ điều hành mới nhất và bảo mật nhất, Marshmallow, và việc mã hóa toàn bộ thiết bị chỉ là một sự lựa chọn cho 34% thiết bị chạy Lollopop. Vì vậy, nếu chiếc điện thoại được tìm thấy trong vụ nổ súng ở San Bernardino chạy hệ điều hành này của Google, sẽ dễ dàng hơn cho FBI bẻ khóa và đọc dữ liệu trong đó.
Điều này cho thấy, BlackBerry vẫn còn một cơ hội, dù chỉ rất mong manh, để sống sót trên thị trường smartphone đầy thách thức ngày nay, nhưng họ cần chấp nhận thực tế rằng hệ điều hành mà họ sở hữu, đang trở nên không thích hợp và cần chuyển sang kế hoạch khả thi hơn.
Tham khảo Thenextweb
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng