Mới đây, các chuyên gia nghiên cứu tại đại học Stanford đã phát triển thành công một bộ gia điện tử có chức năng hoạt động như da người và thêm vào đó là khả năng thay đổi màu sắc giống như một con tắc kè.
Tắc kè thường tự đổi màu da của mình khi phát hiện thấy mình bị đe dọa hoặc muốn ra oai với những con khác cùng loài, đây là một đặc trưng của sinh vật này và rất ít loài có cơ chế phòng vệ tương tự. Mới đây, các chuyên gia nghiên cứu tại đại học Stanford đã phát triển thành công một bộ da điện tử có chức năng hoạt động như da người và thêm vào đó là khả năng thay đổi màu sắc giống như một con tắc kè.
Tắc kè đổi màu như thế nào?
Da điện tử - hay còn gọi là e-skin - là một loại vật liệu mỏng như giấy, bền, linh hoạt,có những tính năng giống da người như cảm nhạn được áp suất và nhiệt độ. Loại vật liệu này đã được giáo sư Zhenan Bao và các đồng nghiệp tại Stanford nghiên cứu từ năm 2008, cô luôn nghĩ về một thế hệ những bộ phận nhân tạo kiểu mới đi cùng với bộ da điện tử hoạt động như da con người thật, thậm chí là cả những bộ quần áo điện tử tự đổi màu trong tương lai. Với số lượng hàng triệu bộ vi cảm biến trên mỗi centimet vuông bề mặt, những tấm da điện tử có đủ khả năng cảm nhận được sức nặng của 1 con ruồi đậu trên chúng. Trước khi tích hợp thêm khả năng thay đổi màu sắc, các nhà khoa học đã từng thử nghiệm nhiều tính năng khác trên da điện tử như biến năng lượng mặt trời thành điện, cơ chế tự phục hồi khi bị tồn thương...
Cấu tạo của da điện tử.
Tiến sỹ Ho-Hsiu Chou, người đầu tiên đưa ra ý tưởng về da điện tử, cho biết khác với những lần thử nghiệm trước, đây là lần đầu tiên đội ngũ nghiên cứu tiến hành tích hợp 3 tính năng cùng một lúc trên da điện tử: cảm nhận được lực tác động, tạo sức căng bề mặt và đổi màu. Trong đó, tính năng đổi màu là một thứ hoàn toàn mới mẻ. Nó dựa trên việc bổ sung vào các lớp da chính làm từ nhựa đặc biệt kết hợp với các ống nanocarbon một lớp polymer electrochromic - vật liệu có thể tự thay đổi độ sáng tối và màu sắc khi có dòng điện chạy qua. Điều thú vị ở đây là ngoài việc đổi màu khi có dòng điện chạy qua thì da điện tử còn đổi màu theo tác động lực từ bên ngoài.
Thí nghiệm với gấu bông.
Để chứng minh cho lý thuyết này, tiến sỹ Chou đã lấy một con gấu nhồi bông có gắn tấm da điện tử và bắt tay nó một cách nhẹ nhàng, trong phút chốc tấm da đã chuyển từ màu đỏ sang màu xám. Ông bỏ tay ra thì tấm da lại đổi về màu đỏ và khi bắt tay mạnh với gấu bông thì tấm da đã chuyển từ màu đó sang màu xanh dương. Ngoài ra, ông Chou còn cho biết nếu công nghệ này được áp dụng cho những chiếc smarpthone thì người dùng có thể thay "áo" cho chiếc điện thoại của mình mà không cần dùng đến vỏ. Mặc dù vậy, tính năng này vẫn còn hạn chế khi nó chỉ chuyển sang 2 màu nhưng ông cũng khẳng định đội của ông sẽ khiến những tấm da này có thể đổi sang bất kỳ màu gì trong 1-3 năm tới.
Cuối cùng, tiến sỹ Chou và giáo sư Bao đều khẳng định với mục đích tại ra những thiết bị gần gũi với con người trong tương lai nên da điện tử sẽ rất an toàn khi không gây ra hiện tượng viêm nhiễm cho da. Ngoài ra, cả 2 nhà khoa học đang tìm kiếm một phương án để những tấm da điện tử này có thể tự hủy khi chúng hết hạn sử dụng.
Tham khảo Dailybeast
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng