Đã tìm ra cách tra cứu phạt nguội giao thông đơn giản như 'ăn kẹo' bằng một ứng dụng chat
Gần như là bấm vài nút là biết mình đã gặp lỗi gì chưa để còn đi nộp phạt!
- Leonardo DiCaprio từng lỡ hẹn với 3 thế hệ phim Batman, suýt vào vai siêu phản diện trong loạt phim Dark Knight của Nolan
- Microsoft lại "giở trò": Giả giao diện công cụ tìm kiếm Bing để giống với Google
- Samsung trình diễn loạt công nghệ màn hình mới: Tấm nền QD-OLED 4.000 nits, màn hình gập 18 inch, màn hình cuộn 5 inch
Một trong những thông tin ‘nóng’ nhất từ đầu năm tới nay đó là việc Nghị định 168/2024/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm trong giao thông đường bộ được áp dụng. Mức phạt hành chính của rất nhiều lỗi của cả người điều khiển ô tô và xe máy được nâng lên rất cao, gấp 4 - 5 lần so với quy định cũ.
Những lỗi như không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) trước đây có mức phạt 800 - 1 triệu Đồng đối với xe máy hiện đã tăng lên 4 - 6 triệu Đồng, còn với ô tô thì tăng từ 4 - 6 triệu lên tới 18 - 20 triệu Đồng. Lỗi vi phạm nồng độ cồn trước đây cũng đã có mức phạt rất cao, giờ tiếp tục được nâng lên tới 10 triệu Đồng cho xe máy và 20 triệu Đồng cho người điều khiển ô tô vi phạm.
Bên cạnh việc xử phạt ngay tại chỗ bởi các cán bộ, cảnh sát giao thông cũng áp dụng hệ thống camera để xử phạt ‘nguội’, người phạm luật sẽ phải tới Kho bạc nhà nước để nộp phạt. Có khá nhiều cách để kiểm tra xem xe mình đang có ‘dính’ lần phạt nguội nào không, nhưng hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc một cách rất đơn giản, và bất ngờ khi nó đến từ một ứng dụng chat là Zalo.
Sau khi đăng nhập vào ứng dụng Zalo, bạn hãy nhấn vào thanh tìm kiếm ở phía trên màn hình và tìm từ khóa “Tra cứu phạt nguội” hoặc “Lazy Monkey”, ứng dụng nhỏ (Mini App) sẽ hiện ra, bạn chỉ cần nhấn vào sử dụng chứ không cần phải cài đặt gì thêm.
Ở giao diện chính của ứng dụng, bạn lựa chọn loại phương tiện bao gồm ô tô, xe máy hoặc xe đạp điện. Ngay ở phía dưới là thanh để bạn nhập biển kiểm soát (biển số xe) của xe mình vào, lưu ý là viết liền không cần dấu gạch, không cần xuống dòng, và kể cả không viết hoa chữ cũng được.
Nhấn nút “Tra cứu phạt nguội”, nếu như ứng dụng hiện “Không có lỗi chưa xử phạt” thì xin chúc mừng, bạn vẫn đang là người chấp hành luật giao thông và không có lỗi bị phạt nguội. Ngược lại, với những phương tiện đã ‘dính’ lỗi thì ứng dụng sẽ hiện tất cả theo thứ tự thời gian, với đầy đủ cả trạng thái (đã xử phạt hay chưa, đã xử phạt rồi thì vẫn hiện đầy đủ), màu biển số, địa điểm vi phạm, đơn vị phát hiện vi phạm và quan trọng nhất là kiểm tra được hành vi vi phạm là gì.
Khi đã tra cứu biển số xe nào đó một lần, bạn sẽ có lựa chọn thêm phương tiện này vào mục “Xe của tôi” để tiện theo dõi cho những lần sau, chỉ cần bấm vào đây rồi tải lại trang là sẽ cập nhật tới thời điểm gần nhất.
Việc thường xuyên kiểm tra xử phạt là quan trọng. Trên nền tảng Thread, có những trường hợp chia sẻ rằng chỉ khi kiểm tra mới biết rằng mình đã bị phạt nguội thì rất lâu rồi nhưng lại không biết để đi đóng phạt. Hậu quả thì thực sự khôn lường!
Theo như Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020) thì các chủ phương tiện phạm luật phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có quyết định.
Các trường hợp không nộp phạt đúng hạn, thậm trí trốn nghĩa vụ nộp hạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định, và cứ mỗi ngày chậm nộp thì sẽ phải trả thêm mức phạt 0.05% mỗi ngày. Thế nên đừng để đã mất tiền rồi còn mất tiền thêm nữa bạn nhé!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng
Bên cạnh những nâng cấp về phần cứng, Galaxy S25 Ultra được Samsung chú trọng vào các tính năng Galaxy AI mới.
Trên tay Galaxy S25 và Galaxy S25+: Vẫn thiết kế quen thuộc nhưng nâng cấp bên trong mới đáng chú ý, giá từ 22,99 triệu đồng, đặt trước được tặng nhiều quà