Đã tìm ra được cách giúp con người có được "siêu thị lực"

    Billvn,  

    Với chiếc kính đặc biệt này, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể sở hữu siêu thị lực.

    Tetrachromacy hay còn gọi là “siêu thị lực” là một hiện tượng rất hiếm thấy ở con người. Những người sở hữu khả năng này có thể nhìn thấy nhiều màu sắc mà đối với phần lớn chúng ta chẳng có gì khác biệt.

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một người bình thường có khả năng nhận biết được khoảng 1 triệu màu khác nhau. Khả năng này được quyết định bởi số lượng các tế bào hình nón trong mắt. Người bình thường sở hữu 3 loại tế bào hình nón ở mắt giúp chúng ta nhận được các bước sóng ánh sáng khác nhau, tương đương với 3 màu sắc cơ bản là xanh lam, xanh lá cây và đỏ.

    Trong khi đó, những người mù màu thường chỉ sở hữu 2 loại tế bào hình nón khiến họ chỉ phân biệt được 2 màu trắng và đen và được gọi là hiện tượng "dichromat”. Hầu hết các loài động vật đều sở hữu đặc tính "dichromat” ở mắt.

    Nhưng cũng có một vài người đặc biệt sở hữu đến 4 loại tế bào hình nón cho phép họ nhìn thấy ánh sáng cực tím. Những người này có khả năng phân biệt được khoảng 99 triệu màu sắc khác nhau. Khoa học gọi đây là hiện tượng “Tetrachromacy”.

    Mới đây, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Wisconsin-Madison đã chế tạo thành công một loại kính giúp những người bình thường cũng có thể sở hữu khả năng “siêu thị lực”. Loại kính này có thể hỗ trợ việc tìm kiếm chống lại các đối tượng ngụy trang, những ghi chú giả mạo… Nó cho phép người sử dụng cảm nhận màu sắc dưới 2 sắc thái: theo góc nhìn của người bình thường và theo góc nhìn của những người sở hữu khả năng “Tetrachromacy”.

    Theo các nhà khoa học, bởi vì một trong các tế bào hình nón liên quan đến hiện tượng “Tetrachromacy” được mã hóa cho nhiễm sắc thể X nên phụ nữ có tỷ lệ xuất hiện “siêu thị lực” cao hơn so với nam giới.

    Bộ kính đeo mới này hoạt động bằng cách lọc các phần khác nhau của quang phổ ánh sáng xanh, nghĩa là mắt sẽ nhìn thấy một cái gì đó hơi khác khi quan sát các vật thể màu xanh. Nó giúp cho sự phân biệt màu sắc giữa các vật thể rõ nét hơn và giúp cho người sử dụng kính phân biệt được nhiều màu sắc hơn.

    Điều này có nghĩa là đối với các vật có màu sắc khác nhau người dùng phải sử dụng các bộ lọc khác nhau. Các nhà khoa học đang nghiên cứu cách kết hợp nhiều bộ lọc trên cùng một chiếc kính.

    Tham khảo: Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày