Đã tìm thấy bằng chứng về một vật thể khổng lồ, có thể chính là hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời
Có thứ gì đó khổng lồ dường như đang âm thầm tác động tới các vật thể bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.
Một nhóm các nhà nghiên cứu cho biết đã tìm thấy bằng chứng thống kê mạnh mẽ nhất cho thấy Hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời đang tồn tại ngoài kia. Thống kê này được đưa ra sau quá trình nghiên cứu một quần thể các vật thể vũ trụ ở xa nằm trong quỹ đạo của Sao Hải Vương.
Thông qua những phương pháp khác nhau, các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng nghìn ngoại hành tinh trong vài thập kỷ qua. Dù vậy, số lượng hành tinh trong hệ mặt trời vẫn chỉ ở con số 8.
Các hành trình đã được xác định trong hệ Mặt Trời.
Việc khám phá các hành tinh xung quanh mặt trời dựa vào hai phương pháp: quan sát chúng trên bầu trời và quan sát những nhiễu loạn nhỏ trong quỹ đạo của các vật thể khác. Sao Kim, Sao Thủy, Sao Thổ, Sao Mộc và Sao Hỏa đều được tìm thấy thông qua quan sát trực quan.
Sao Thiên Vương được nhà thiên văn học William Herschel phát hiện vào năm 1781 sau khi nhận thấy một vật thể sáng di chuyển bất thường trong một cuộc quan sát kỹ càng.
Trong khi đó, nhà thiên văn học/nhà toán học Urbain Le Verrier một lần đã tình cờ nhận thấy quỹ đạo của Sao Thiên Vương có phần thay đổi so với quỹ đạo được vật lý học Newton dự đoán. Ông suy luận sự thay đổi này nhiều khả năng là do một hành tinh khác nữa đã làm ảnh hưởng đến quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Từ đó, Urbain đã nỗ lực và thành công trong việc xác định vị trí của một ngôi sao mới, đó chính là Sao Hải Vương.
Tuy nhiên, việc khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời có thể vẫn chưa kết thúc. Vào năm 2015, hai nhà thiên văn học đã đưa ra bằng chứng cho thấy có 6 vật thể đi qua quỹ đạo của Sao Hải Vương đã tập hợp lại với nhau theo cách cho thấy chúng đang bị thu hút bởi một thứ gì đó có lực hấp dẫn lớn.
Sao Hải Vương.
Nhóm nghiên cứu sau đó đã xem xét các vật thể có chu kỳ dài đi qua quỹ đạo của Sao Hải Vương và phát hiện ra điểm quỹ đạo gần nhất của chúng với mặt trời là khoảng 15-30 đơn vị thiên văn (AU), với một AU là khoảng cách giữa mặt trời và Trái đất.
Thực hiện các mô phỏng để thử nghiệm và khám phá về quỹ đạo của những vật thể này, nhóm nghiên cứu đã phác hoạ ra được một mô hình giả thuyết mà trong đó tồn tại một hành tinh khổng lồ nằm ngoài khu vực Sao Hải Vương. Chính hành tinh thứ 9 này đã giải thích cho trạng thái quỹ đạo ổn định của những vật thể nói trên.
Trong mô hình, nhóm nghiên cứu còn đưa vào đó các biến số khác, chẳng hạn như thủy triều thiên hà và ảnh hưởng hấp dẫn của các ngôi sao đi ngang qua. Mô hình thử nghiệm này tỏ ra có sức thuyết phục cao nhất so với các thử nghiệm khác.
Dù vậy, việc xác định được rõ ràng hành tinh khổng lồ này sẽ còn mất thêm nhiều thời gian của các nhà nghiên cứu thiên văn học.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng