Cạnh tranh giữa Line, Zalo, Kakaotalk ngày càng nóng.
Từ cuối năm trước tới nay, cạnh tranh trên thị trường ứng dụng liên lạc miễn phí ở Việt Nam giữa những Line, Zalo, Kakaotalk,… chưa bao giờ ngừng nóng mà chỉ có ngày càng tăng nhiệt hơn.
Sau sự cố WeChat (Tencent) có chứa bản đồ đường lưỡi bò, đối thủ tới từ Trung Quốc bị tẩy chay mạnh mẽ, dần đuối sức và bị đấy xuống khá sâu trên các bảng xếp hạng ứng dụng của Android hay iOS. Cũng vì sự kiện này, hoạt động truyền thông chính thống cho WeChat (vốn do một công ty trong nước đảm nhiệm) dần trở nên vắng bóng và đi dần vào các quảng cáo thông qua các ứng dụng khác.
Tuy vậy, có một số nhận định cho rằng WeChat đang trở lại. WeChat đang đứng khoảng thứ 80 trên danh sách ứng dụng miễn phí chợ ứng dụng Apple Appstore. Có thể nhận định rằng WeChat đang dùng sức mạnh của hơn 1 triệu người dùng để “tái xuất giang hồ”.
Nhưng có lẽ sự WeChat sẽ khó lòng chống chọi với cơn bão truyền thông mà các đơn vị tham gia phát hành ứng dụng ở Việt Nam đang thực hiện.
Nếu như Line (NHN) tiếp cận người dùng bằng cách quảng bá rộng rãi ở rất nhiều nơi, từ online: Facebook, quảng cáo Google, quảng cáo trong ứng dụng; tới offline như truyền hình, các địa điểm vui chơi giải trí.
Hình ảnh quảng cáo của Line tràn ngập tới mức một nhân viên doanh nghiệp tham gia ngành ứng dụng này nhận xét “Dường như Line có mặt ở khắp mọi nơi”.
Kakao Talk (Kakao) mới bước vào Việt Nam chưa lâu nhưng cũng đã gây được một số tiếng vang khi nhanh tay tung ra bộ sticker chào năm mới Quý Tỵ. Hoạt động quảng cáo của Kakaotalk từ trước tới nay mới chỉ chủ yếu thông qua các sản phẩm game, truyền hình của công ty VTC, đối tác truyền thông của Kakao Talk ở Việt Nam.
Một số hình ảnh stick Tết Quý Tỵ của Kakaotalk.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin mà GenK nhận được, Kakao Talk đang chuẩn bị có những kế hoạch mở rộng các công cụ truyền thông.
Một điểm chung về truyền thông của Line và Kakao Talk là 2 ứng dụng ngoại quốc này đều quảng bá trên các kho ứng dụng Việt Nam như Appstorevn, HeaveniPhone Store.
Trong khí đó Zalo, ứng dụng do VNG phát triển lại chủ yếu xuất hiện trên “sân nhà” như các trang thuộc hệ thống Zing, baomoi (đơn vị được VNG đầu tư); quảng cáo trên Facebook và một số ứng dụng miễn phí sử dụng quảng cáo Google.
Điểm chung dễ nhận thấy của 3 ứng dụng trên là chúng đều được quảng bá thông qua một số ngôi sao. Không chỉ dừng lại ở mức các bài truyền thông Sao này dùng ứng dụng này, Sao nọ thích ứng dụng kia; ,mà các ngôi sao hợp tác đều sử dụng ứng dụng và cập nhật status khá thường xuyên cho người hâm mộ trên ứng dụng.
Một số sao Việt xuất hiện bên cạnh hình ảnh của Line.
Tuy nhiên, vị trí của cả 3 ứng dụng đều không quá cách xa nhau với mức khoảng 1 triệu người dùng. Vì thế, có thể nhận định rằng ngoài việc phải truyền thông khá mạnh mẽ để không bị quá “chìm” so với đối thủ, thì Line, Zalo, Kakaotalk đều phải quan tâm hơn nữa tới chất lượng sản phẩm và các giá trị gia tăng mang lại cho người dùng.
Như thế, ngoài sản phẩm mượt mà và có cộng đồng đông, các dịch vụ như thông báo kết quả xổ số, cập nhật kết quả ngoại hạng mà Line, Kakao Talk đang triển khai, hay phòng chat cộng đồng của Zalo sẽ đem tới cho người dùng nhiều tiện ích hơn.
Không thể không kể đến đối thủ đáng gờm Viber với 3,5 triệu người dùng. Nhưng Viber Media, công ty chủ quản ứng dụng này chưa thực sự có hoạt động quảng bá ở Việt Nam. Vì thế, liệu cuộc chiến truyền thông của tam mã kia liệu có nhấn chìm Viber hay không là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng