Đại dịch Covid-19 gián tiếp cứu sống nhiều dịch vụ chia sẻ xe đạp đang “hấp hối” tại Trung Quốc
Trong bối cảnh tình hình kinh doanh ế ẩm của các dịch vụ chia sẻ xe đạp, dịch Covid-19 dường như là liều thuốc hồi sinh một cách ngoạn mục nhưng tất nhiên là chỉ trong ngắn hạn.
Trong vài năm qua, cơn sốt về các dịch vụ chia sẻ xe đạp đã dần hạ nhiệt tại Trung Quốc. Tuy nhiên tác động của dịch Covid-19 buộc người dân phải hạn chế di chuyển, tỷ lệ người sử dụng các phương tiện công cộng đã giảm mạnh. Đó cũng là lúc các dịch vụ chia sẻ xe đạp có cơ hội hồi sinh sau khi hoạt động kinh doanh bình thường trở lại.
Theo truyền thông Trung Quốc, những người đi làm trở lại đã chọn sử dụng các dịch vụ chia sẻ xe đạp vì nó cho phép họ di chuyển tới một địa điểm và hạn chế tiếp xúc với nhiều người ở không gian hẹp.
Một chuyên gia tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc thậm chí còn khuyến nghị đây là hình thức giao thông phù hợp nhất vào mùa dịch bệnh này vì nó giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ở nơi đông người. Có thể thấy rõ sự hồi sinh của các dịch vụ xe chung tại tâm dịch Vũ Hán.
Hellobike, một trong những nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp lớn nhất Trung Quốc cho biết, các chuyến đi dài hơn 3km đã tăng gấp 3 lần giữa ngày 22/1 đến 24/1, thời điểm Vũ Hán bắt đầu lệnh phong tỏa toàn thành phố. Trong khi đó, tỷ lệ các chuyến đi quanh bệnh viện, siêu thị và chợ ở Vũ Hán tăng 5% so với trước khi dịch bệnh bùng phát.
Hellobike cho biết, các chuyến đi dài hơn 3km đã tăng gấp đôi trên toàn quốc so với cùng kỳ năm ngoái.
Tất nhiên các dịch vụ chia sẻ xe đạp trên khắp Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ dịch bệnh. Meituan, công ty cung cấp thực phẩm và cũng sở hữu dịch vụ xe đạp chung Mobike cho biết, số chuyến đi dài hơn 3km đã tăng gấp đôi so với một tháng trước đó.
Didi, công ty sở hữu dịch vụ Qingju Bike cho biết, số chuyến đi đã tăng hơn 150% trên toàn quốc kể từ đầu tháng Hai.
Meituan chia sẻ, số người thuê xe đạp trong khoảng thời gian từ 9h sáng đến 12h đêm. Nhưng giờ cao điểm thuê xe chủ yếu vào 7h-9h sáng.
Trong khi đó, người dùng Hellobike dường như quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng xe đạp để mua sắm đồ tạp hóa.
Tất nhiên sự gia tăng gần đây không có nghĩa rằng, người dùng sẽ quay trở lại gắn bó với các dịch vụ chia sẻ xe đạp. Tuy nhiên theo Ben Cavender, nhà phân tích của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Trung Quốc, dịch vụ chia sẻ xe đạp về lâu dài vẫn có cơ hội phục hồi và phát triển.
Còn trước mắt khi dịch qua đi, người dân sẽ quay trở lại thói quen di chuyển bình thường.
Dịch vụ chia sẻ xe đạp chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2017-2018 trước khi thoái trào vào năm 2019 do cùng vượt cầu.
Sun Naiyue, một nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu Analysys, Trung Quốc cho biết, dịch bệnh là cơ hội tốt để các công ty chia sẻ xe đạp chứng minh được giá trị của mình. Sự tăng trưởng có thể không kéo dài vì người dân sẽ quay trở lại sử dụng các phương tiện công cộng để tiết kiệm chi phí.
Sun cho biết, thêm dịch bệnh có thể khiến người dùng chú ý hơn tới dịch vụ chia sẻ xe đạp. Nhưng Sun không nghĩ rằng sẽ có sự bùng nổ về dịch vụ chia sẻ xe đạp vì vẫn còn thiếu các cơ chế hỗ trợ của chính phủ.
Tham khảo Abacusnews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng