Không cái dại nào bằng cái dại nào…
Nói xấu sếp trên Facebook; than vãn về công việc hiện tại; than phiền, bêu rếu khách hàng-đối tác trên mạng xã hội,… Không cái dại nào bằng cái dại nào…
Vào facebook "chém" sếp
Huyền, nhân viên biên tập ở một công ty truyền thông vừa bị sa thải khỏi nơi cô đã gắn bó được 2 năm. Lý do là trong một lần bất mãn với cách ra quyết định của giám đốc, cô đã lên Facebook trút giận bằng những lời lẽ thiếu suy nghĩ mà cô cho là vui vẻ gây tổn thương cho sếp. Mặc dù đã cẩn thận chọn chế độ “Tùy chọn riêng tư” để loại vị sếp này và những người liên quan đọc được trạng thái của cô, không may thay cô lại quên mất sự hiện diện của một người bạn của sếp trong danh sách bạn bè của mình.
Khi đọc được những dòng này, anh này hết sức phẫn nộ, sao ngay đoạn lăng mạ bạn mình cùng những dòng bình luận theo kiểu vào hùa của bạn bè Huyền cho bạn mình xem. Kết quả là cô phải rời công ty ngay sau khi sếp biết chuyện.
Theo thống kê của trang việc làm trực tuyến lớn nhất tại Mỹ CareerBuiler.com, có tới 45% số doanh nghiệp thường xuyên sử dụng mạng xã hội để kiểm tra lý lịch và thân nhân các ứng viên. Trong số những doanh nghiệp lên mạng kiểm tra lý lịch nhân viên, 29% sử dụng Facebook, 26% dùng LinkedIn 21% vào MySpace, 11% tìm đến blog và 7% vào Twitter. 35% số nhà tuyển dụng cho biết họ đã từ chối những ứng viên đăng ảnh hở hang, nói xấu sếp, đồng nghiệp và công ty cũ.
Tất nhiên, nếu có thống kê mới hẳn con số này phải cao hơn nhiều. Facebook ở Việt Nam thời gian gần đây phát triển mạnh mẽ. Facebook là nơi mọi người tự do thể hiện bản thân, thậm chí còn thoải mái hơn là thế giới thực với cuộc sống gia đình và công việc.
Vào Facebook xả stress cũng trở thành xu hướng của giới trẻ. Nhiều nhân viên văn phòng trong thời gian làm việc vẫn kết hợp chơi facebook hăng say. Nhiều nơi bất bình với công ty còn lập fanpage Facebook riêng để “ném đá” sếp. Tất nhiên, tự do là quyền của mỗi người nhưng nếu để ảnh hưởng đến người khác thì đó là lỗi của bạn. Nhất là nạn văng tục, chửi bậy, xúc phạm người khác càng không thể xem là biểu hiện của văn minh. Có những người đặt cho sếp mình những biệt danh nghe rất chối tai. Không lẽ chúng ta ủng hộ tự do kiểu đó?
Các bạn trẻ nên nhớ rằng, dù bạn chỉ “chém gió” trên thế giới ảo nhưng bạn đã khắc vào lòng người một hình ảnh không mấy tốt đẹp về mình. Khi có nhu cầu, nhiều người sẽ nhớ đến bạn với ấn tượng không tốt ngay từ đầu và đương nhiên họ sẽ không cộng tác cùng bạn. Vì thế cơ hội tương lai e rằng sẽ bị thu hẹp ngay từ những gì bạn hành xử bây giờ.
Phật nói, nhìn hiện tại có thể biết quá khứ và tương lai của chúng sinh. Hiện bạn trồng cây nhân quả đắng, thì sau này bạn đừng hỏi tại sao mình… ăn phải quả đắng.
Nhận diện cơn thịnh nộ
Bất cứ khi nào bị cản trở, không đạt được điều mong muốn ta có thể sinh tức giận. Cơn giận được biểu hiện trực tiếp qua các hành vi hung hăng, gây hấn, có ý đồ hãm hại hoặc nổi loạn,… Cơn giận có thể được biểu hiện qua lời nói hoặc ý nghĩ như tỏ thái độ khinh miệt, ghê tởm, phán xét đối phương,…
Về sinh lý, nóng giận sẽ khiến tim đập nhanh hơn, các cơ căng hơn, hơi thở gấp,… nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, những cơn thịnh nộ còn gây ra bất hòa, tổn hại đến tài sản thậm chí tính mạng con người.
Đức Phật dạy, một đốm lửa sân hận thiêu cháy cả rừng công đức. Vì thế việc hóa giải cơn giận là điều cần thiết.
Chuyển hóa "cơn tam bành"
Các nhà tâm lý học cho rằng, để hành xử với cơn giận, ta có thể đóng cửa phòng lại la hét hoặc đấm vào gối. Còn mọi người thì thường đi chơi cho khuây khỏa, đi kiếm gì ăn, rủ nhau đi hát hò, mua sắm, đi xem phim, gặp gỡ người thân chia sẻ, thậm chí có người đi cắt tóc… Khổ nỗi, từ khi có Facebook, nhiều người lập tức mở máy tính và chỉ năm phút sau đã bung ra những lời lẽ cay độc “hạ gục” đối phương có tác dụng tức thì (hả hê trong lòng). Tất cả những biện pháp trên đây đều chưa giải quyết tận gốc vấn đề. Riêng xu hướng trút giận trên Facebook được xem như con dao hai lưỡi.
Những việc làm trên, theo Hòa thượng Thích Trí Quảng, chẳng khác gì lấy đá đè cỏ. Khi lấy hòn đá đè lên cỏ thì cỏ không phát triển được, nhưng khi bỏ hòn đá ra cỏ lại sinh sôi mạnh mẽ. Nếu tiếp tục cho cơn giận được thỏa sức biểu hiện, rất có thể chúng ta sẽ làm hại người khác. Còn việc đánh vào gối, la hét trong phòng hoặc đi ăn uống, sắm đồ xả giận không phải lúc nào cũng đủ điều kiện cho chúng ta thực hiện. Và nếu có thể thì việc làm này cũng không giải quyết rốt ráo cơn giận. Cũng như khi xả stress lên Facebook, cơn giận của bạn có thể nguôi đi nhưng hạt giống của nó vẫn còn nguyên vẹn, gặp hoàn cảnh nó lại tái phát.
Theo đạo Phật, chúng ta không nên kìm nén cơn giận mà cần nhận diện cơn giận của mình, thừa nhận sự hiện hữu của nó. Khi cơn giận nổi lên, chúng ta cần giữ cho tâm mình an tĩnh và tập trung vào hơi thở (thở nhẹ và sâu), đồng thời nhìn nhận thực chất cơn giận đó từ đâu ra.
Để chế ngự cơn giận, Đức Phật dạy chúng sinh tu tập hạnh nhẫn nhục nhằm giữ cho tâm mình bình lặng, chừng mực, không phản ứng mạnh, không làm nhục, gây hại người khác mặc dù chúng ta có đủ khả năng phản kháng. Nhẫn nhục giúp chúng ta tránh được sự xung đột và những sai lầm đáng tiếc do cơn giận thôi thúc, đồng thời hóa giải thù hận, tạo lập tình thương. Chúc mọi người đủ tỉnh giác để nhận diện và chuyển hóa cơn giận của mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng