VTV.vn - Bắt đầu từ mùa thu năm nay, sinh viên Đại học Harvard đăng ký theo học lớp cơ bản về Khoa học máy tính sẽ được làm quen với một trợ giảng đặc biệt.
- Chuyên gia ‘mách nước’ cách mở khóa cánh cửa AI và chuyển đổi số hiệu quả
- Thật trớ trêu, những người được thuê để huấn luyện AI lại đang nhờ AI làm hộ việc cho mình
- ChatGPT và chatbot AI của Việt Nam liệt kê các công việc dễ bị mất việc bởi trí tuệ nhân tạo
- Marvel gây tranh cãi khi sử dụng AI để sản xuất phim mới
- Tờ báo bán chạy nhất châu Âu thay một loạt nhân viên bằng AI
Theo đó, trợ giảng mới tại Đại học Harvard chính là phần mềm chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo. Nhà trường cho biết, phần mềm này sẽ giúp sinh viên tìm ra các đoạn lỗi trong mã lập trình cũng như đưa ra phản hồi, đóng góp ý kiến về các thiết kế giao diện trang web hoặc ứng dụng, trả lời những câu hỏi của sinh viên về những đoạn mã lập trình khó hoặc các lỗi gặp phải trong khi viết mã…
Giáo sư David J. Malan chuyên ngành Khoa học máy tính tại Harvard cho biết: "Với phần mềm AI này, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được tỷ lệ giảng viên trên sinh viên là 1:1 cho các lớp Khoa học máy tính. Thông qua phần mềm chatbot tích hợp AI, các sinh viên sẽ có một trợ giảng hỗ trợ 24/7 và rất hữu ích cho việc học tập".
Nhờ được tích hợp trí tuệ nhân tạo, phần mềm chatbot sẽ có khả năng tự học hỏi. Dựa vào lịch sử giao tiếp với các sinh viên, phần mềm này sẽ tự ghi nhận thói quen, câu hỏi của các sinh viên, từ đó tự động cá nhân hóa và đưa ra những câu trả lời thích hợp với từng người, tương tự như một trợ giảng là con người thực sự.
Giáo sư Malan cho biết, Đại học Harvard sẽ xây dựng phần mềm chatbot riêng để phù hợp với kiến thức và các sinh viên của trường thay vì sử dụng các nền tảng chatbot sẵn có như ChatGPT.
Trước đó, nhiều sinh viên đã nhờ ChatGPT làm giúp bài tập về nhà hoặc viết các bài luận văn. Điều này khiến nhiều giảng viên lo ngại trí tuệ nhân tạo sẽ làm giảm khả năng tư duy và sáng tạo của sinh viên. Tuy nhiên, chatbot của Đại học Harvard được phát triển theo một hướng khác.
Phầm mềm không đưa ra câu trả lời một cách trực tiếp hoặc làm bài tập giúp các sinh viên mà thay vào đó sẽ đưa ra những gợi ý, dẫn dắt sinh viên tự đi tìm câu trả lời. Điều này sẽ giúp tăng khả năng tư duy của sinh viên.
Đại học Harvard dự định sẽ cho phép sinh viên và giảng viên tại các trường Đại học khác cùng tham gia và sử dụng hoàn toàn miễn phí chatbot này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng