Dân Ý đọc sách rất ít, chỉ bằng 1/4 Việt Nam vì vậy chính phủ sẽ trả 500 euro cho mỗi công dân để khuyến khích điều đó
Một "khoản đầu tư" khổng lồ của nước Ý để giáo dục giới trẻ nền văn hóa đất nước qua sách và các phương tiện khác như nhạc kịch, phim ảnh, bảo tàng.
Nước Ý có số lượng sách đọc trung bình với mỗi người rất thấp, chỉ khoảng một cuốn mỗi năm, không tính những đầu sách không phục vụ học tập và công việc.
Một hành động đẹp để nhắc nhở giới trẻ nước Ý rằng văn hóa có thể khiến tinh thần con người trở nên phong phú hơn, mang mọi người đến gần nhau hơn. Một khi một công dân tới tuổi vị thành niên, họ sẽ nhận được một “khoản đầu tư văn hóa” có trị giá 500 euro từ chính phủ.
Sáng kiến này của “đất nước pizza” được chính thức khởi động vào ngày 15 tháng 9 sắp tới. Số tiền ấy có thể được sử dụng để các công dân vừa đủ tuổi vị thành niên này mua sách, vé xem hòa nhạc hay vé vào nhà hát, vé xem phim, chi trả cho các chuyến đi thăm viện bảo tàng hay thăm thú các công viên quốc gia.
Dự tính, sẽ có hơn 575.000 thanh niên sẽ được hưởng lợi từ nguồn quỹ này, dự kiến tiêu tốn của chính phủ Ý gần 290 triệu euro, nhưng theo như Nghị viện của đất nước này, họ hoàn toàn đồng ý với khoản chi ấy và tin rằng đây là một khoản “đầu tư” cực kì hợp lý.
“Đây là một thông điệp gửi tới những người trẻ tuổi một cách rõ ràng, nhằm nhắc nhở họ thuộc về một cộng đồng đang dang tay chào đón họ khi những thiếu niên ấy trưởng thành”, thư kí nghị viện Tommaso Nannicini nói.
“Nó cũng nhắc nhở giới trẻ về tầm quan trọng của nền văn hóa trong cuộc sống, nó vừa có khả năng làm giàu tinh thần bản thân và vừa có khả năng thêu dệt nên một xã hội mạnh mẽ”, anh Nannicini bổ sung.
Nước Ý đang khuyến khích giới trẻ đọc sách, và có lẽ ở đất nước Việt Nam ta, cũng nên có những sự khuyến khích như vậy. Khi mà theo số liệu thống kê từ Bộ GD-ĐT, ở Việt Nam, trung bình 1 người dân đọc chỉ 4 cuốn/ năm; trong đó, 2,8 cuốn là sách giáo khoa; 1,2 cuốn là sách khác, thậm chí Việt Nam đứng thứ 17 trong số những nước xuất bản nhiều đầu sách nhất trong một năm, có lẽ ta đã phải đọc sách nhiều hơn. Dù vậy, vẫn chưa quá muộn để bạn có thể tự làm giàu tinh thần mình bằng những cuốn sách.
Cảnh học sinh ngủ trong giờ không phải là khó thấy tại các lớp học.
So với các nước phát triển như Pháp, Nhật Bản, Israel - lượng sách người dân Việt Nam đọc chỉ bằng 1/5. Hiện nay các nước phát triển như Pháp, Nhật Bản, Israel trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/ năm, Malaysia là 10 cuốn/ năm…
Có lẽ để khắc phục tình trạng đọc những loại sách có ít giá trị văn học và nhiều phần mang tính “nhảm nhí” như truyện kiếm hiệp hay ngôn tình 3 xu, nước Ý đã có giải pháp quá tuyệt vời.
Thủ tưởng Ý Matteo Renzi là người đã đề xuất kế hoạch này.
Tại đó, để hưởng chính sách khuyến khích của chính phủ, những thanh niên tới độ tuổi 18 sẽ có thể nhận nguồn quỹ 500 euro này qua một ứng dụng di động, tại đó họ tải về những phiếu mua hàng có thể được sử dụng trực tuyến hay ở những cửa hàng thực.
Chính phủ Ý đang hướng tới thêm một khoản chi như vậy nữa vào năm 2017 dành cho giáo viên, cũng với 500 euro họ có thể tiêu vào việc phát triển nghề nghiệp của mình.
Có thể thấy rằng nước Ý rất coi trọng nền văn hóa đọc sách và sẵn sàng chi trả một số tiền lớn, chỉ để giới trẻ tiếp cận được nhiều hơn với nền văn hóa vốn có từ lâu đời. Thật tuyệt vời nếu như các nước khác cũng có thể học tập và áp dụng, phát triển được hơn nữa nền văn hóa đọc của mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng