Đẳng cấp camera macro của Galaxy A51 lại là những gì người dùng chẳng mấy khi nhìn thấy
Chỉ bằng việc tách rời camera macro chụp cận cảnh 5MP trên Galaxy A51, Samsung đã cho thấy tầm nhìn và sự thông minh của hãng trong quá trình phát triển sản phẩm.
Năm 2020 rồi, điện thoại nào cũng có số chấm thật to, lượng cảm biến cũng tăng lên chóng mặt, chỉ cần chưa tới chục triệu đồng cũng mua được điện thoại có 4, 5 camera để chụp được đủ thứ từ xa tới gần.
Nhìn thoáng qua, hẳn ai cũng nghĩ máy nào cũng tương tự nhau, chẳng có gì khác biệt. Từ camera chính khẩu độ lớn, phân giải cao cho tới camera góc siêu rộng hay đo chiều sâu, gần như máy nào cũng "ná ná" về tính năng, và sự khác biệt chỉ nằm ở chất lượng ảnh cuối cùng.
Smartphone nhiều camera, nhiều "chấm" thì nhan nhản, nhưng không phải mẫu máy nào cũng y như đúc đâu nhé.
Thế nhưng, soi kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy một vài sản phẩm có hệ thống camera thực sự khác biệt. Ví dụ như Galaxy A51 ra mắt cách đây không lâu. Mẫu máy này ngoài camera chính với độ phân giải siêu cao, camera góc rộng tới 123 độ và cảm biến hỗ trợ chụp xóa phông thì còn có thêm một camera nữa, dành riêng cho nhu cầu chụp macro siêu cận cảnh.
Hiện tại, có một số thương hiệu cũng quảng cáo về tính năng chụp ảnh macro siêu cận cảnh trên smartphone của họ, nhưng tính năng này lại được tích hợp vào camera góc siêu rộng. Điều này cũng có lợi ở khoản tiết kiệm chi phí linh kiện, giảm giá bán, nhưng đồng thời cũng có thể làm giảm chất lượng của bức ảnh so với khi tách rời hai chế độ.
Không chỉ là một chế độ riêng, ống kính macro của Galaxy A51 còn có cảm biến ảnh tách biệt.
Khó có thể tin rằng camera macro chụp cận cảnh 5MP trên smartphone lại cho chất lượng ảnh chụp tốt đến mức này.
Ngay cả người dùng bình thường cũng có thể chụp được ảnh cận cảnh với chất lượng cao.
Vì sao Samsung lại tách rời 2 tính năng này?
Thứ nhất là bởi camera góc rộng của Galaxy A51 có góc chụp lên tới 123 độ, tương đương 12mm trên máy ảnh chuyên nghiệp, so với chỉ 16 - 17mm trên hầu hết các smartphone cùng tầm. Nếu tích hợp cả khả năng chụp macro vào đây thì góc nhìn của ảnh sẽ bị méo rất nhiều, độ mờ nền cũng bị giảm đáng kể. Nhìn chung là sẽ không gây được ấn tượng như chụp bằng góc hẹp hơn, khoảng gần 30mm.
Việc tích hợp ống kính macro vào camera góc siêu rộng sẽ vô tình làm giảm trải nghiệm chụp cận cảnh.
Ngoài ra, Samsung đủ sức để cung ứng cảm biến ảnh "của nhà trồng được" thì chẳng có lý do gì mà hãng lại phải tiếc cả. Chỉ trong vài năm, hãng đã nhanh chóng phát triển, nâng cấp các cảm biến ảnh riêng với chất lượng chẳng thua kém gì những nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Điển hình như trên các máy flagship Galaxy S và Note series, các bài đánh giá, thử nghiệm đã chỉ ra rằng, dù có dùng 2 loại cảm biến khác nhau thì chất lượng ảnh vẫn tốt như nhau.
Nói về chất lượng ảnh, tất nhiên không thể bỏ qua cả sức mạnh xử lý bằng phần mềm mà Samsung dày công nghiên cứu những năm gần đây. Có thể thấy, các dòng máy của Samsung hiện đều được đánh giá tốt về màu sắc, cách xử lý chi tiết và dải tương phản động - chính là nhờ hàng loạt thuật toán thông minh, tự động tối ưu bức ảnh cả trước và sau khi bấm chụp.
Chính nhờ những lợi thế này, chúng ta mới hiểu được vì sao mà Samsung lại tách rời camera macro trên Galaxy A51, và vì sao mà những bức ảnh chụp ra từ máy lại có chất lượng tuyệt vời đến vậy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng