Đằng sau ánh hào quang của một game thủ chuyên nghiệp (P1)

    Comet,  

    (GenK.vn) - Họ - những gamer chuyên nghiệp chính là những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời E-sports toàn thế giới. Vậy phía sau những ánh hào quang đó là gì?

    Được trả tiền để chơi game có vẻ như là công việc hấp dẫn nhất trên thế giới. Ra khỏi giường, ăn món ăn nhanh tuỳ thích, khởi động máy tính, Steam và rồi bắt đầu cuộc đi săn bằng đôi bàn tay cùng khả năng xử lý tình huống điệu nghệ với bộ đồ ngủ hay quần áo mặc trong nhà. Đó là một hình ảnh khá phổ biến và quen thuộc đối với các Gamer chuyên nghiệp, và họ được các nhà tài trợ chi tiền để làm việc đó: Chơi game và chơi game. Các trò chơi điện tử từ chỗ chỉ là phương tiện giải trí đã trở thành một công việc thực sự, đem lại thu nhập cho Gamer và tạo ra các giải đấu với phần thưởng hàng triệu USD.

    Đằng sau ánh hào quang của một game thủ chuyên nghiệp (P1)

    Để có được góc nhìn của người trong cuộc về sự khắc nghiệt cũng như những hy sinh khi theo đuổi cái nghiệp Gamer này, chúng ta hãy cũng lắng nghe câu chuyện của hai Gamer bộ môn Dota2: Peter “ppd” Dager (22 tuổi) and Saahil “UNiVeRsE” Arora (25 tuổi) đến từ đội Evil Geniuses (EG). Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng cả hai đều là những thành viên lâu năm đầy kinh nghiệm của một team chuyên nghiệp với những anh chàng trẻ tuổi khác. Họ mang theo chiếc áo mang biểu tượng của EG đến với giải đầu huyền thoại TI4 của Dota2, nơi giải thưởng lên đến 10 triệu USD ( khoảng 212 tỷ VND). Được dẫn đầu bởi ppd, EG đã đến rất gần với trận chung kết tổng, thế nhưng việc để thua tại chung kết nhánh thắng đã khiến họ chỉ có thể tham gia tranh giải 3 với giải thưởng khoảng 1 triệu USD.

    Chơi game chuyên nghiệp không phải là con đường trải đầy hoa hồng

    Cuộc đời của một Gamer chuyên nghiệp đòi hỏi tính kỷ luật và sự kiên trì rất cao, bởi lẽ những thách thức đến từ bên ngoài trò chơi còn đáng sợ hơn những gì bạn phải đối mặt bên trong nó. Phụ huynh sẽ không tôn trọng những gì bạn đang làm, người hâm mộ sẽ không thông cảm khi bạn thất bại, và phần lớn tiền thưởng chỉ dành cho những người xuất sắc nhất. Đối mặt với những khó khăn đó, chỉ có niềm đam mê, tình đồng đội và sự chấp nhận E-sport ngày càng tăng trong xã hội là giúp cho việc biến chơi Game thành nghề nghiệp hợp pháp trở nên gần hơn bao giờ hết.

    Đằng sau ánh hào quang của một game thủ chuyên nghiệp (P1)

    Như phần lớn các môn thể thao khác, Dota2 là một trò chơi dành cho giới trẻ. Không chỉ ppd hay UNiVeRsE, người đồng đội của họ Clinton "Fear" Loomis cũng chỉ mới 26 tuổi, người được gọi với cái tên thân mật: "Old Man Dota". Đã tham gia trong 3 giải The Internationals trước đó, Fear năm nay lại phải làm khán giả vì một chấn thương nặng ở cánh tay, được chẩn đoán là " khuỷu tay quần vợt" - cũng giống như chấn thương ở môn thể thao quần vợt và các vận động viên gặp phải. Cũng giống như trong thể thao chuyên nghiệp, với E-sport các Gamer chuyên nghiệp phải có những phản ứng tức thời cùng sự tập trung cao độ, cùng một tư duy nhạy bén và một cơ thể khoẻ mạnh đòi hỏi nhiều sức lực để duy trì các trận đấu dài hơi.

    ppd đã nói về con đường dài để bản thân đến được vị trí hiện tại của mình trong một đội Game chuyên nghiệp: "Một khi bạn lên đến đỉnh cao của một cuộc tranh tài, bạn có thể nghĩ rằng tôi sẽ tiếp tục công việc này như một nghề nghiệp thực sự".

    Chìa khoá để họ đồng ý giúp bạn nhảy cóc từ chỗ chơi-game-cho-vui trở thành một vận động viên chuyên nghiệp phụ thuộc vào việc ai đó phát hiện ra tài năng của bạn và tuyển dụng bạn vào một một tuyển Game chuyên nghiệp, và nó cũng giống như đãi cát đào vàng vậy. Đối với các môn E-sport như Dota2, các đơn vị lớn có thể trả lương cho các tuyển thủ của mình để họ chơi game và thi đấu trong các trò chơi (EG còn có các team thi đấu cho các bộ môn khác như StarCraft II, Call of Duty, và League of Legends bên cạnh Dota 2).

    Đằng sau ánh hào quang của một game thủ chuyên nghiệp (P1)

    Nếu không có sự tài trợ đến từ các tổ chức hoặc các nhà tài trợ, về cơ bản là bạn không thể nào có được thời gian cũng như không gian cần thiết để nâng tầm kỹ năng của mình lên tầm cao nhất. Việc cân bằng giữa chơi game và công việc, học tập là một việc cực kì khó khăn ở Mỹ (và ở Việt Nam cũng vậy), nơi mà phần lớn các cuộc thi đấu E-sports đều diễn ra vào buổi sáng. Điều đó cũng có nghĩa bạn phải toàn tâm toàn ý cho cuộc sống Gamer của mình, do đó sự kiên trì đối mặt với thử thách là điều cực kỳ cần thiết. Với ppd, buổi chiều là khoảng thời gian tách riêng ra sau khoảng 6 tiếng luyện tập với đội chơi mỗi ngày. Sau đó là các trận chiến Solo hoặc các trận đấu live-streaming trên Twitch muộn vào ban đêm. UNiVeRsE còn cho biết rằng sẽ không có những thứ giống như kỳ nghỉ với việc chơi game: Gamer sẽ có một khoảng thời gian nghỉ sau The International, nhưng nhìn tổng quát thì đó sẽ là một chu kỳ khép kín để người chơi có thể tập trung hoàn thiện kỹ năng cá nhân cũng như chiến thuật của cả team.

    Mỗi thành công đều phải có sự hy sinh tương xứng

    Với các đội game đến từ Trung Quốc, họ có những sự cam kết luyện tập cực kỳ hợp lý bằng cách để cả 5 thành viên trong đội cùng chung sống dưới một mái nhà trong suốt cả năm. Họ thạm chí còn không được phép luyện tập nếu như cả năm thành viên không ở cùng một phòng luyện tập, đó là tinh thần làm việc nhóm của họ. Và kết quả của nó đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi mà trong 8 đội cuối cùng còn lại của TI4, có năm đội đến từ Trung Quốc.

    UNiVeRsE cũng thừa nhận rằng anh sẽ không dành nhiều thời gian cho trò chơi này đến vậy nếu như không có sức hấp dẫn của các giải thưởng với những con số được tăng lên ngày càng khủng khiếp. Valve, chủ sở hữu của Dota2 đã gây tiếng vang lớn vào năm 2011 khi công bố giải đấu quốc tế đầu tiên có tổng mức giải thưởng là 1.600.000 USD. Đó là một con số khổng lồ, nhưng sẽ chỉ còn là chuyện quá khứ khi mà con số tiền tưởng dành cho đội giải nhất TI4 năm nay là gần 5 triệu USD (hơn 100 tỷ đồng). Đó thực sự là một sự "chơi trội" của Valve nếu đem ra so sánh với các giải đấu Dota2 khác trong năm như giải đấu ESL One Frankfurt 2014 diễn ra tại sân vận động Commerzbank-Arena tại Frankfurt, Đức..

    Đằng sau ánh hào quang của một game thủ chuyên nghiệp (P1)

    Khoảng 12.500 người hâm mộ đã đến xem và cổ vũ trực tiếp cho các trận đấu Dota2, cũng như hơn nửa triệu khán trả theo dõi trực tuyến cùng một lúc giải đấu này. Hai năm trước, đó thực sự là một điều khó khăn để có được những con số này, nhưng giờ đây, sự quan tâm đến từ toàn thế giới đã đem lại ngày càng nhiều tiền hơn và cả tiền đến từ các nhà tài trợ khác như Coca-Cola và American Express. Chính những số tiền khổng lồ đó là động lực giúp E-sport được phát triển, cũng chính là thứ giúp con đường chơi game chuyên nghiệp trở nên sáng sủa hơn bao giờ hết.

    Vậy, để đến với những thành công như hiện nay các Gamer chuyên nghiệp còn phải đối mặt với những gì? Tất cả sẽ được bật mí trong phần 2 của bài viết.

    Tham khảo: Theverge

    >>Liệu trò chơi điện tử có thể trở thành một môn thể thao thực sự?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày