Đằng sau sự sụp đổ của Toshiba là cuộc chiến ngầm giữa 2 cường quốc bán dẫn Trung Quốc - Mỹ
Chính sách của Washington có ý nghĩa sống còn cho sự tồn vong của các nhà sản xuất điện tử.
Toshiba cần bán đi mảng kinh doanh bộ nhớ flash để chống chọi với cuộc khủng hoàng đang ngày càng trầm trọng. Nhưng đó không chỉ chuyện nội bộ của gã khổng lồ bán dẫn một thời Nhật Bản mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ ngành công nghiệp chip. Đó là cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm tranh giành vai trò lãnh đạo thị trường.
Một số nhà quan sát nhận định, hai quốc gia đang ở trong thế cạnh tranh. Hoa Kỳ hiện vẫn đứng đầu về khả năng phát triển và năng lực sản xuất, cũng như bằng sáng chế và các mối quan hệ mật thiết trong toàn ngành bán dẫn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến ở nước này lo lại Trung Quốc đang dần trở thành thế lực đáng sợ đe doa vị trí của Mỹ và phá vỡ hệ sinh thái công nghiệp vốn tạo điểm tựa thúc đẩy sự đổi mới.
Bắc Kinh trên còn đường tìm kiếm vị trí số 1
Tháng 6 năm 2014, Bắc Kinh thông qua bản kế hoạch phát triển và thúc đẩy ngành công nghiệp mạch tích hợp, trong đó đưa ra mục tiêu cụ thể cho toàn ngành. Các sản phẩm bao gồm chip quy trình sản xuất 28nm năm 2015 và chip 14nm dự kiến năm 2020. Đến 2030, Bắc Kinh muốn ngành công nghiệp trong nước sở hữu những công nghệ hàng đầu thế giới trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh bán dẫn.
Sau khi kế hoạch được đưa ra, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một loạt động thái từ trung ương đến địa phương để thành lập các quỹ hỗ trợ. Hội đồng cố vẫn Khoa học và Công nghệ cho Tổng thống Hòa kỳ ước tính, quỹ này sẽ có tổng cộng 150 tỷ USD trong 10 năm tới.
Tại sao Trung Quốc lại muốn “thâu tóm” thị trường vi mạch bán dẫn?
Bởi nếu quá trình tự phát triển chip rất khó khăn và kéo dài, nước này vì thế khó đạt được mức độ tinh vi như mong muốn. Trong thời đại công nghệ thông tin, vi mạch bán dẫn, sau tất cả, là bộ phận cơ bản của nền công nghiệp của một quốc gia.
Theo số liệu thương mại năm 2016, Trung Quốc nhập siêu 166,4 tỷ USD về linh kiện bán dẫn và các bộ phận điện tử khác, vượt xa mức 114,3 tỷ USD của dầu mỏ.
Tất nhiên, mức thâm hụt này chẳng đáng gì nếu so về nguồn lợi mà đất nước tỷ dân thu được từ việc sản xuất điện thoại thông minh và xuất khẩu nhiều mặt hàng điện tử khác. Tuy nhiên, đó là nỗi thất vọng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi chưa vươn tới tầm trình độ cao nhất và luôn gắn liền với hình ảnh “nhà thầu phụ”.
Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn, Trung Quốc đã dành nguồn lực tài chính lớn để thúc đẩy phát triển công nghệ và con người, thậm chí bằng cách mua các công ty nước ngoài nếu cần. Tất cả những thứ này lý giải cho những bước tiến của ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc trong những năm gần đây.
Mỹ chính là cái tên gây trở ngại lớn nhất cho tham vọng của Trung Quốc. Vào tháng Giêng, Hội đồng Cố vấn cho Tổng thống Mỹ đã trình bày bản báo cáo có tiêu đề “Đảm bảo vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trong ngành bán dẫn”. Nhóm biên soạn nội dung này bao gồm các cựu lãnh đạo và đương chức của các doanh nghiệp lớn như Intel, Qualcomm và JPMorgan Chase.
Báo cáo nêu rõ, vi mạch bán dẫn là lĩnh vực mang tầm quan trọng đặc biệt đối với Hoa Kỳ. Và rằng, chúng trở thành nền tảng để phát triển các công nghệ tiên tiến như máy học, trí tuệ nhân tạo và đóng vai trò then chốt cho công nghệ phòng thủ. Hoa Kỳ (theo báo cáo) không thể nhường vị trí lãnh đạo trong ngành bán dẫn cho bất kỳ nước nào.
Báo cáo cũng cảnh báo về nguy cơ cạnh tranh thiếu công bằng do chính sách của Trung Quốc và kêu gọi Washington có biện pháp đối phó cần thiết.
Điều thú vị, thông điệp như vậy xuất hiện dưới thời chính quyền Obama, vốn được cho là thân thiện với Trung Quốc. Nó cho thấy, yêu cầu duy trì vị thế lãnh đạo trong ngành bán dẫn trở thành ý chí chung của toàn hệ thống chính trị Hoa Kỳ.
Ngăn chặn Trung Quốc
Ngay cả trước khi báo cáo chỉ ra mối đe dọa từ tham vọng của Bắc Kinh, chính Mỹ trước đó cũng từng ngăn cản một số nỗ lực mua bán của Trung Quốc đối với các nhà sản xuất chip nước này. Nổi bật nhất là thương vụ Tsinghua Unigroup muốn thâu tóm Micron Technology nhưng đã bị “chặn đứng”.
Hay như sự “nhúng tay” của Washington làm thất bại nỗ lực của một công ty đầu tư Trung Quốc trong việc mua lại một nhà sản xuất thiết bị bán dẫn, chi nhánh của Aixtron tại Đức. Trong đó, Ủy ban đầu tư nước của Hoa Kỳ vào tháng 11 đã đưa ra cảnh báo về những lo ngại an ninh quốc gia.
Trong thời gian này, Trung Quốc tuyên bố đã phát triển đến công nghệ sản xuất thế hệ thứ ba và ngành công nghiệp của họ không đe họa tới lợi ích của Hoa Kỳ. Bắc Kinh còn cho biết rất hoan nghênh Mỹ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường tỷ dân. Các tuyên bố không hề nhắc tới hoạt động “đáp trả” của Washington.
Nhật Bản vì thế không thể đứng ngoài tầm ảnh hưởng giữa cuộc chiến Mỹ - Trung. Trên thực tế, bản báo cáo của Hội đồng cố vấn tổng thống Mỹ kêu gọi hợp tác với “đồng minh” và “các đối tác có cùng chí hướng” trong việc kiểm tỏa trước những động thái gần đây của Trung Quốc trong ngành công nghiệp chip. Đồng thời, Washington cũng không thờ ơ trước câu hỏi ai sẽ mua lại bộ phận kinh doanh bộ nhớ của Toshiba, bộ phận sở hữu công nghệ flash 3-D và các công nghệ tiên tiến khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng