Xem quy trình chế tác iPhone màu Jet Black "không giống ai" của Apple.
Trong sự kiện trọng đại ngày 7 tháng 9 vừa qua, Apple đã giới thiệu hai màu máy mới cho iPhone 7 và iPhone 7 Plus là Black và Jet Black. Trong đó, phiên bản Black dường như là chính là phiên bản Space Gray cũ (đã bị khai tử) với tông màu được chỉnh lên đậm hơn đôi chút cùng phong cách nhám quen thuộc. Cùng lúc, Jet Black mang trên mình vẻ đẹp của sự đen tuyền, bóng bẩy và khác biệt hoàn toàn so với bốn phiên bản màu máy còn lại.
iPhone 7 và iPhone 7 Plus phiên bản màu Jet Black được nhiều người dùng quan tâm.
Chính vì điều này mà Jet Black được nhiều người dùng đặc biệt chú ý hơn cả. Và cũng trong buổi sự kiện này, Apple đã cho trình chiếu đoạn video miêu tả quá trình sản xuất, trong đó có đề cập đến 9 công đoạn hình thành nên chiếc iPhone 7 màu Jet Black này.
Thứ đầu tiên để có được "lớp áo" bóng như vậy là nhờ họ dùng một miếng nhôm mịn. Apple làm nhẵn vỏ điện thoại nhờ một loại công nghệ mang tên "đánh bóng 3 chiều". Đa số các nhà sản xuất khác sẽ dùng một loại chất tẩy rửa hóa học hoặc đánh bóng bằng điện hóa, tuy nhiên Apple lại sử dụng một cách hoàn toàn khác.
Thay vì bôi hỗn hợp làm bóng lên máy đánh, Apple lại làm điều có vẻ khá ngược ngạo: trộn hỗn hợp này với bột, sau đó nhúng vỏ điện thoại vào trong. Trong bức ảnh dưới đây, bạn có thể thấy những cánh tay máy đang nhúng và xoay những miếng vỏ iPhone vào trong hỗn hợp này. Mục đích của công đoạn này là để làm mất đi những vết sần trên kim loại, giúp vỏ máy có thể sẵn sàng tiếp tục với giai đoạn mạ điện.
Trộn vỏ điện thoại vào hỗn hợp đánh bóng.
Có hai điều quan trọng sẽ diễn ra trong quá trình mạ điện này:
- Đầu tiên, lớp vỏ nhôm này sẽ được nhúng vào bể a-nốt và điện sẽ bắt đầu được truyền trong môi trường chất lỏng này, biến lớp vỏ nhôm thành nhôm ô xít. (Sự kết hợp này sẽ giúp vỏ máy cứng hơn và khả năng chống ăn mòn cao hơn). Thứ hai, quá trình này sẽ làm lớp vỏ nhôm ô xít bị rỗ (xuất hiện các lỗ li ti trên bề mặt).
Nhúng vỏ vào bể mạ điện.
Điều này nghe có vẻ lạ thường nhưng đây chính là chủ đích của Apple, bởi họ muốn hàng tỉ lỗ li ti đó giống như một miếng bọt biển hút thuốc nhuộm ở công đoạn tiếp theo và tạo nên lớp màu đen tuyền bóng bẩy. Chính vì thế nên ở giai đoạn nhuộm, Apple không cần bôi thuốc nhuộm xung quanh vỏ mà thay vào đó sẽ... nhúng luôn cả "lớp áo" vào trong đó.
- Cuối cùng là công đoạn làm siêu mịn và giúp lớp vỏ có thêm phần bóng bẩy. Mooney cho biết đây chính là công đoạn tạo nên sự khác biệt của Apple, bởi thông thường nó hay bị các nhà sản xuất khác bỏ qua khi làm các sản phẩm có độ bóng cao như mũi tên hay kim khâu chẳng hạn. Nhưng dù gì những sản phẩm đó cũng không cần phải sử dụng nhiều trong một ngày như iPhone.
Quy trình tạo nên "lớp áo" này cho iPhone chỉ tốn vỏn vẹn chưa đầy 1 giờ. Công đoạn mạ điện tốn khoảng 40 phút trong bể chứa gần 38.000 lít dung dịch hóa chất, do đó sẽ có rất nhiều vỏ điện thoại được nhúng vào đây để xử lý cùng một lúc.
Dẫu có quy trình sản xuất nhanh như vậy nhưng Apple vẫn không kịp đáp ứng nhu cầu thị trường, cụ thể hiện tại phía "Nhà Táo" vừa cho biết phiên bản Jet Black sẽ gặp tình trạng "khan hàng" trong thời gian đầu iPhone lên kệ. Chính vì điều này, có lẽ Apple trong thời gian tới cần phải phát triển quy trình hơn nữa để rút ngắn thời gian sản xuất nhằm làm hài lòng người tiêu dùng.
Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng