Dành cả tuổi thanh xuân để làm việc quần quật, tôi vẫn chưa thực sự thành công cho đến khi tự đặt ra 3 câu hỏi này
Tôi biết rằng mình không muốn là một ông bố suốt ngày vắng nhà. Một người bạn chẳng mấy khi có mặt lúc anh em tụ họp. Một ông chồng không bao giờ về sớm và ở bên vợ lúc mệt mỏi. Làm việc quần quật mỗi ngày, tiền thì có nhưng quá nhiều thứ phải hy sinh. Liệu đây không phải là cuộc sống mà tôi muốn có.
Khi ra trường, tôi còn sức trẻ và muốn cống hiến. Lúc nào cũng đến sớm nhất công ty và ở lại sau cùng, tôi cứ nghĩ ép mình làm việc quần quật thì thành công và hạnh phúc sẽ đến.
Đời không có gì khác ngoài công việc.
Đến khi lấy vợ, tôi bắt đầu thấy định nghĩa thành công của mình sai lệch đến mức nào. Làm việc quần quật mỗi ngày, tiền thì có nhưng quá nhiều thứ phải hy sinh.
Tôi biết rằng mình không muốn là một ông bố suốt ngày vắng nhà. Một người bạn chẳng mấy khi có mặt lúc anh em tụ họp. Một người chồng không bao giờ về được nhà sớm và ở bên vợ lúc mệt mỏi.
Đây không phải là cuộc sống mà tôi muốn có. Tôi quyết định rằng mình sẽ không tiếp tục sống một cuộc đời không tình yêu, không tình bạn, không vui vẻ bất kể tôi có kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa.
Tôi mất rất nhiều thời gian để tìm ra một cách để cân bằng hoàn hảo giữa chuyện công ty với chuyện gia đình. Mọi thứ đều bắt đầu với kĩ năng quan trọng nhất mà bất kỳ ai cũng phải học hỏi: ra quyết định.
Để biết lúc nào nên nói có, và quan trọng hơn, lúc nào nên tự tin nói không, đây là ba câu hỏi giúp tôi gạt bỏ được những thứ không thực sự cần thiết trong cuộc đời mình.
Câu hỏi 1: Liệu việc này có ảnh hưởng đến công việc, đời sống cá nhân, hay xã hội?
Mikhail Goldenkov/Strelka Institute/Flickr
Tôi nói không với hầu hết những việc làm bên ngoài kể cả họ có sẵn sàng trả tôi hàng chục triệu.
Số tiền đó không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tôi, nó làm hại đời tư của tôi, và cũng chẳng có ích lợi gì cho xã hội.
Câu hỏi 2: Ngay bây giờ, có phải tôi đang hành động một cách cảm xúc hay phi lý?
Strelka Institute for Media
Tôi không bao giờ nói có ngay lập tức. Bất kể có khẩn cấp thế nào, tôi sẽ đứng lại, đếm từ 10 về 0, và tự hỏi mình một câu hỏi thật lòng: "Nếu bình tĩnh, liệu tôi sẽ quyết đinh như nào?"
Nhờ cách này, tôi có thể ngăn mình hành động theo cảm tính, và nhìn mọi thứ một cách khách quan và lý trí hơn.
Câu hỏi 3: Liệu việc này có giúp tôi tập trung hơn vào công việc hay ở bên cạnh người tôi yêu?
Strelka Institute for Media, Architecture and Design/Flickr
Học cách nói không là kĩ năng quan nhất mà tôi có.
Nếu thứ gì không giúp tôi làm việc tốt hơn, đọc nhiều hơn, hoặc dành nhiều thời gian với người mình yêu hơn, tôi sẽ nói không.
Bằng cách đặt ra những câu hỏi này, tôi đã thể có một cuộc sống tập trung, hạnh phúc và năng suất.
Xác định thứ gì xứng đáng để bỏ ra thời gian và năng lượng không phải là việc dễ với bất kì ai. Nhưng thay vì phụ thuộc vào hàng trăm bài báo dạy bạn năng suất hơn, hãy thử tự hỏi mình 3 câu hỏi này để lọc cái gì cần thiết và cái gì không, và xem sự thay đổi đến nhanh thế nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng