Đánh giá bo mạch chủ Asus Prime Z370 – A: Dành cho những ai còn yêu màu trắng
Với mức giá trung bình giữa dải sản phẩm Z370, Prime tuy được phân cấp rất thấp trong các sản phẩm của Asus nhưng như thế cũng khiến bao anh phải ngước nhìn. Cả về giá lẫn thiết kế.
Không phải ai cũng dành sự yêu thích của mình cho các sản phẩm chuyên Game. Đối với trường hợp của Asus cũng vậy. ROG và ROG Strix không phải là thiết kế dành cho mọi người, sự sang trọng và đắt đỏ đến từ ROG khiến cho nó trở thành vật khó thể chạm đến đối với những người dùng máy tính thông thường. Vậy thì rõ ràng Asus Prime Z370 – A được sinh ra với một mức giá trung bình không cao không thấp nhằm khỏa lấp thị phần bo mạch chủ Z370 đang sục sôi trong đó có cả những Asus fan nữa.
Nếu như trước đây chúng tôi chưa có dịp ngắm nhìn tận mắt bo mạch chủ Prime Z270 – A thì lần này chúng tôi lại có dịp được trên tay phiên bản Z370 của dòng sản phẩm này. Chính vì vậy lần này chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào chi tiết của phiên bản giá mềm này của Asus.
Asus rất biết cách tận dụng các thiết kế của họ và áp dụng sự đồng bộ này lên tất cả từ vỏ hộp đến cả thiết kế bên trong. Nếu các bạn nhìn thấy một bo mạch chủ của Asus và bạn là một người thường xuyên theo dõi các sản phẩm công nghệ của hãng này thì chắc chắn bạn có thể đọc ra tên của dòng sản phẩm luôn mà không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ.
Phần vỏ của Prime trong những đợt ra mắt gần đây vẫn giữ nguyên tone màu xanh đen là chủ đạo, thực ra thì đen vẫn là chủ yếu. Tuy không rực rỡ bắt mắt nhưng vẫn tạo ra đồ ngầu và bí hiểm của lớp áo ngoài cùng. Tất cả các tính năng nổi bật vẫn được nhà sản xuất tận dụng mọi khoảng trống để quảng cáo trực tiếp đến khách hàng.
Là sản phẩm được định vị là một mặt hàng trung cấp nên chẳng lấy gì làm lạ khi cách đóng gói của sản phẩm trông khá là đơn giản, chất liệu vỏ thì mỏng hơn và số lượng phụ kiện thì ít hơn so với các bo mạch chủ ROG hay ROG Strix. Thế nhưng nó vẫn là quá đủ để cho một cỗ máy chiến game hay cày việc hoạt động một cách trơn tru và ổn định.
Điều đầu tiên phải khẳng định ngay khi nhìn thấy chiếc bo mạch chủ này là nó dành cho những người yêu các hệ thống có 2 màu đen và trắng làm chủ đạo. Số lượng người thích kiểu phối màu này không nhiều bằng những người thích các màu nóng và nổi bật như đen đỏ hay đen cam. Nhưng rõ ràng là những người thích một hệ thống đen trắng cũng không phải là ít.
Là một sản phẩm tầm trung nhưng vì đây là 1 sản phẩm của Asus nên chẳng lạ gì khi Prime vẫn mang nước mạch màu đen trông rất ra dáng một sản phẩm cao cấp. Phần I/O Cover cũng được tạo hình đồ sộ, nhiều góc cạnh, họa tiết và phủ lên phần phase nguồn ngay cạnh nó và che đi luôn vẻ thô kệch của tấm mosfet heatsink tạo thành một khối hài hòa và tinh tế. Phần còn lại phase nguồn trên VRM thì là một khối tản nhiệt độc lập được xẻ rãnh và phân tầng trông cũng khá cầu kì.
Di chuyển xuống bên dưới là cụm tản nhiệt ở khu vực PCH hình khối đơn giản, cũng được tạo hình để đồng bộ về họa tiết với các mảng còn lại. Đây cũng là điểm khác biệt duy nhất về ngoại hình của Prime Z370 – A so với phiên bản Z270. Bởi ngoài tản nhiệt cho chipset, phần được nhô ra trên phiến tản chính là tản nhiệt cho SSD M.2 ở ngay bên dưới nó. Kiểu thiết kế này chúng ta cũng bắt đầu gặp tại các bo mạch chủ X299 đã ra mắt thời gian vừa qua và mới đây nhất là trên ROG Strix Z370E Gaming. Về vẻ đẹp, chắc chắn nó khiến bo mạch chủ trở nên đầy đặn hơn, ngầu hơn. Còn về hiệu năng thì như đã qua bài test trước đó, nó sinh ra không phải chỉ để đẹp. Đây là chìa khóa cho sức sống mãnh liệt của một thiết bị lưu trữ tốc độ cao có thể kéo dài tuổi thọ và hoạt động ổn định hơn ở nhiệt độ thấp.
Sức mạnh của hệ thống được tạo nên bởi Prime không phải là dạng vừa
Với 4 khe RAM có thể hỗ trợ tối đa 64Gb RAM ở chế độ dual channel nhưng có lẽ thực tế thì những người dùng trong phân khúc tầm trung sẽ chỉ sử dụng 8-16Gb hoặc cá biệt sẽ có người sử dụng đến 32Gb RAM nhưng còn con số cao hơn thì hiện tại trên thị trường chưa có kit ram nào đáp ứng được.
Khu vực khe cắm mở rộng có 3 khe PCIe lớn và 4 khe PCIe x1. 2 khe PCIe lớn được bọc kim loại chắc chắn chống xệ. Đây chắc chắn là 2 khe dành cho những chủ nhân của các bộ máy có thể chạy được được card đồ họa SLI hay Crossfire. Những khe còn lại có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Prime cũng được trang bị tới 2 khe M.2 dành cho các SSD mSATA và NVMe. Với băng thông của Coffee Lake lên đến lane PCIe vì t
Về âm thanh, Prime tập trung vào hiệu năng thực tế dành cho các game thủ và người dùng phổ thông cần những âm thanh trong trẻo, đầy đủ và rõ ràng. Vì thế thay vì sử dụng supremefx, Asus đã chọn cho Prime một bộ xử lý âm thanh thực dung hơn. Crystal Sound 3 kết hợp cùng bộ audio codec đến từ nhà sản xuất card âm thanh Realtek.
Về khe I/O, chúng tôi hơi thất vọng một chút vì cho dù được định vị là sản phẩm tầm trung nhưng dù sao Prime Z370-A cũng mang trong mình chipset lớn nhất của Intel thế hệ 8. Với điều đó có nghĩa là bo mạch chủ này chủ yếu vẫn dành cho các CPU cao cấp. Ấy vậy mà số lượng cổng USB trên bo mạch chủ này lại hơi ít một chút. Với những người có vô vàn thiết bị ngoại vi như tôi. Thật khó mà chấp nhận được số lượng USB trên bo mạch chủ thế này.
Trải nghiệm Intel Core i3-8100 trên Prime Z370-A
Coffee Lake quả là một ly cà phê ngọt ngào với người dùng, nhưng lại là một ly cà phê đắng với những ai vừa mới bỏ tiền ra mua Kaby Lake mấy tháng vừa qua. Nhưng thực ra cũng chẳng đắng lắm khi những bo mạch chủ phù hợp hơn với các CPU như i3 hay i5 lại chưa được ra mắt vì thế nếu ai có muốn mua Z370 mà lại thiếu tiền mua CPU thì thôi cứ cầm tạm i3-8100 rồi chờ đủ lúa rồi lên i5 cũng được bởi vì i3-8100 đã mạnh ngang ngửa i5 thế hệ cũ rồi.
Cấu hình thử nghiệm
Main: Asus Prime Z370-A
CPU: Intel Core i3-8100
RAM: Galax HOF DDR4 16Gb bus 3600 MHz
VGA: MSI GeForce GTX 1080 Founder Edition
PSU: Seasonic Prime 1000W Gold
Case: Inwin 305 MidTower
Chúng tôi không thực hiện nhiều bài test nữa vì nó không thực sự cần thiết với một CPU ở phân khúc thấp như thế này. Nhu cầu của những người dùng phổ thông sẽ không đòi hỏi quá nhiều như những bộ vi xử lý cao cấp hơn như i5 hay i7. Về cơ bản thì i3 thế hệ 8 có số nhân và số luồng tương đương các vi xử lý i5 thế hệ cũ mà thôi. Không có quá nhiều sự khác biệt.
Cinebench R15
Kết quả Cinebench cho thấy khả năng render của i3-8100 ở mức chấp nhận được đối với một bộ máy có nhu cầu cơ bản. Với trên 500cb thì i3-8100 sẽ có hiệu năng gần bằng phân nửa so với i7 7700k. Nhưng với mức giá chỉ bằng 1/3 thì đây có thể là bộ vi xử lý đáng tiền cho những người hết tiền.
Grand Thef Auto V
Đây có lẽ vẫn là tựa game được nhiều người sử dụng để giải khuây nhất khi ở nhà rồi. Trước đây nếu như bạn phải bỏ ra tối thiểu là hơn 4 triệu đồng để có một chiếc CPU i5-6400 hay 7400 chơi cho mượt thì bây giờ ngay cả một chiếc i3 với số tiền thấp hơn nhiều cũng có thể làm được điều tương tự. Với số tiền này thì những chiếc GTX 1050 có thể được nâng cấp lên GTX 1050Ti hoặc thậm chí bỏ thêm chút đỉnh là có GTX 1060 3G chơi game sướng hơn nhiều rồi.
Chúng tôi đang chạy game ở cấu hình max setting ở tất cả các lựa chọn. CPU hoạt động tối đa là 96% không hơn, với tản nhiệt cơ bản do Intel cung cấp thì 69 độ cũng là mức nhiệt rất phù hợp. Nếu muốn bảo vệ hệ thống của bạn tốt hơn thì nên có một tản nhiệt CPU lớn hơn với mức giá cũng khá hợp lý, chỉ khoảng 300-500 ngàn đồng mà thôi. Số khung hình dừng lại ở mức ~80fps thấp nhất thì vẫn ~60 fps. Nếu có một chiếc VGA thấp hơn hệ thống thử nghiệm của chúng tôi thì để giữ được độ mượt đủ dùng như thế này. Chúng tôi khuyến cáo chỉ nên để setting ở mức medium/high mà thôi.
Tổng kết
Ưu điểm:
- Bo mạch chủ Z370 hiếm hoi có thiết kế màu trắng
- Chất lượng build tốt, bios trau chuốt hầu như không có lỗi
Nhược điểm:
- Hơi ít đèn một chút, gặp các hệ thống tối một chút là không nổi rõ linh kiện.
- Giá vẫn còn cao
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng