Đánh giá chi tiết GALAX GTX 1060 OC: Sức dài vai rộng, tha hồ cân game

    Durian,  

    NVIDIA GTX 1060 vẫn là một lựa chọn đáp ứng được hầu hết nhu cầu người dùng phổ thông.

    Có mặt trên thị trường card đồ họa Việt Nam trong một thời gian khá lâu nhưng thị phần card đồ họa trong dòng trung và cao cấp của GALAX hiện vẫn còn khá khiêm tốn do hãng tập trung khá nhiều vào mảng VGA dành cho hệ thống game net. Điều đó không có nghĩa là các sản phẩm thuộc 2 phân khúc trên không được đánh giá cao. Trái lại, thương hiệu GALAX ở các nước châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản vốn nổi tiếng về độ bền và ít có sản phẩm lỗi. Nếu như Gigabyte có Xtreme Gaming, Asus có Strix, Galax cũng có dòng Hall of Fame của riêng mình. Điều này khẳng định hãng sản xuất card đồ họa đến từ Hồng Kông mạnh mẽ không kém những người hàng xóm của mình.

    Với sự xuất hiện của thế hệ vi xử lý đồ họa mới theo kiến trúc Pascal, các sản phẩm 10 series của hãng cũng được đồng loạt giới thiệu với hệ thống nhân vật minh họa khá ấn tượng và thu hút những người đam mê công nghệ cũng như các game thủ.

    Genk có dịp được tiếp xúc với thương hiệu GALAX thông qua sản phẩm GTX 1060 OC phiên bản 6Gb với những ấn tượng ban đầu khá tốt.

    Đập hộp

     Vỏ hộp của GTX 1060 OC được làm không quá cầu kì, gọn mắt với nhân vật minh họa ở chính giữa tạo sự tò mò cho người nhìn. Ngoài ra toàn bộ những thông số cơ bản, tính năng và cấu hình yêu cầu đều được cung cấp đầy đủ.

    Vỏ hộp của GTX 1060 OC được làm không quá cầu kì, gọn mắt với nhân vật minh họa ở chính giữa tạo sự tò mò cho người nhìn. Ngoài ra toàn bộ những thông số cơ bản, tính năng và cấu hình yêu cầu đều được cung cấp đầy đủ.

    Card đồ họa được đựng trong một hộp đen với lớp xốp bảo vệ cẩn thận. Bên trong hộp, ngoài nhân vật chính của chúng ta là chiếc GTX 1060 OC còn có vài tờ hướng dẫn sử dụng nho nhỏ, một sợi chuyển đổi nguồn từ Molex sang jack 6 pin, một đĩa CD driver thực chất là setup của Geforce Experience và phần mềm tinh chỉnh card riêng của Galax mang tên Xtreme Turner Plus cũng tương tự như After Burner của MSI.

     Hình dáng, cấu tạo chi tiết

    Hình dáng, cấu tạo chi tiết

    Lớp mặt nạ của GTX 1060 OC được thiết kế dạng đối xứng, góc cạnh. Tông màu chủ đạo được sử dụng ở đây là 2 màu xám đậm và màu bạc có thêm những line xanh nổi bật. Xét về tổng thể, GTX 1060 OC trông khá sang trọng, trông khá giống 1 chiếc xe thể thao hay một phi thuyền đúng chất công nghệ cao. GTX 1060 OC khá hợp với các kiểu build máy có tông màu đơn giản như đen, trắng, xám hoặc xanh dương.

    Nhìn sơ qua 1 vòng chiếc VGA, ta có thể thấy giải pháp tản nhiệt của GTX 1060 OC khá đơn giản, phần heatsink không quá lớn, chỉ có 2 heat pipe đường kính 6mm nằm gọn gàng trong lòng của chiếc VGA chứ không vượt ra ngoài biên giới đó. Card đồ họa được trang bị 2 quạt 80mm với logo Galax bên trên. Chúng tôi đang thắc mắc về nhiệt độ của chiếc card này khi vận hành chip xử lý GP106 được nuôi bởi 3 1 phase nguồn, nhưng kết quả hãy đợi ở phần test hiệu năng.

    Điểm yếu của GTX 1060 OC nằm ở chỗ nó không hề được trang bị lớp giáp phía sau như một số phiên bản GTX 1060 khác khiến giá trị của chiếc card đồ họa có phần giảm đi chút ít. Tấm chắn này có chức năng bảo vệ mạch cũng như hỗ trợ tản nhiệt cho toàn bộ VGA. Nhưng bù lại, mạch PCB của GTX 1060 OC có màu đen trông khá ngầu vớt vát lại được phần nào vẻ đẹp.

    GTX 1060 OC với sức mạnh tương đương 1 chiếc GTX 970 đắt giá trước kia và có phần nhỉnh hơn một chút nhưng lại chỉ sử dụng một cấp nguồn 6 pin. Điều này một lần nữa nhấn mạnh tính hiệu quả của kiến trúc Pascal mang lại và bỏ lại đằng xa đối thủ AMD trong cuộc chiến trên thị trường card đồ họa.

     GTX 1060 OC được trang bị các ngõ ra phổ thông hiện nay bao gồm: 1 cổng Dual link DVI, 1 cổng HDMI và 1 cổng Display Port 1.4.

    GTX 1060 OC được trang bị các ngõ ra phổ thông hiện nay bao gồm: 1 cổng Dual link DVI, 1 cổng HDMI và 1 cổng Display Port 1.4.

    Ép xung và nhiệt độ.

    Mức xung nhịp mà Nvidia đưa ra đối với GTX 1060 bản 6Gb là Base clock 1506Mhz / Boost clock 1708Mhz. Galax GTX 1060 OC được giữ ở mức xung Base clock 1519Mhz /Boost Clock 1734Mhz. Việc chiếc VGA đã được nhà sản xuất ép khá nhẹ (khi chỉ thêm đc 13Mhz/ 26Mhz).

     Khi tiếp tục ép xung bằng tay, chúng tôi nâng Target Power lên 116% thì GTX 1060 OC đạt mức xung khả quan hơn rất nhiều Base clock 1605 Mhz/ Boost clock 1820Mhz và vẫn còn có khả năng đẩy lên cao nữa.

    Khi tiếp tục ép xung bằng tay, chúng tôi nâng Target Power lên 116% thì GTX 1060 OC đạt mức xung khả quan hơn rất nhiều Base clock 1605 Mhz/ Boost clock 1820Mhz và vẫn còn có khả năng đẩy lên cao nữa.

    Thử nghiệm với nhiệt độ phong là 29oC, GTX 1060 OC ở trạng thái nghỉ là 41-42oC với chế độ quạt tự động và 36oC ở chế độ quạt chạy 3000 vòng/phút.

    Benchmark và test game:

    Cấu hình thử nghiệm và phần mềm:

    Main: Asrock Z170 Extreme 4
    CPU: Intel Core i5-6600K
    RAM: Avexir Core Series 16Gb (4Gb x 4) bus 2400Mhz
    VGA: GALAX GTX 1060 OC 6Gb
    PSU: Thermaltake DPS G 650W
    OS: Windows 10 64bit
    Driver: 375.70 phát hành ngày 28/10/2016

    Phần mềm:

    Unigine Heaven 4.0
    Furmark 1.18.1
    Metro Last Light (DX11)
    Shadow of Mordor (DX11)
    Bioshock Infinite (DX11)
    Grand Theft Auto V (DX11)
    The Division (DX11)
    Ashes of the Singularity (DX12)
    Hitman (DX12)

    GTX 1060 OC tỏ ra không hề kém cạnh so với các đối thủ của mình trên cùng phân khúc. Công thêm vào đó là khả năng gồng gánh những tựa đồ họa nặng cực tốt ở độ phân giải phổ biến nhất hiện nay là 1080p.

    Với mức giá khoảng 7 triệu đồng cho một sản phẩm với hiệu năng và độ thanh nhã như thế này, bạn đã có một khoản đầu tư vô cùng hợp lý mà không cần phải đắn đo suy nghĩ lần thứ 2 nữa.

    Ưu điểm:

    • Giá tốt

    • P/p cao.

    • Hình thức ngầu, gọn mà đẹp mắt.

    • Tản nhiệt tốt, vận hành êm ái

    • Xung ép sẵn không đáng kể nhưng khi ép xung lại khá cao.

    Nhược điểm:

    • Không có backplate

    Xin cảm ơn GALAX Vietnam đã hỗ trợ để chúng tôi thực hiện bài đánh giá này!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày