Đánh giá chi tiết Oppo Find Clover: Đẹp cho phái đẹp
Oppo Find Clover là một trong những sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ mà Oppo dự định dùng để giành được thị trường thấp cấp đến trung cấp ở Việt Nam nơi mà các ông lớn như Sony hay HTC vẫn chưa ngó ngàng tới.
Oppo, cái tên được nhắc đến trên khá nhiều báo công nghệ tại Việt Nam cũng như thế giới kể từ cuối năm ngoái nhờ tung ra một sản phẩm smartphone sở hữu độ mỏng đứng đầu thế giới, từ đó vô hình sản phẩm của hãng này đã mở ra một cuộc chiến nho nhỏ bên trong cuộc chiến phần cứng và kích cỡ màn hình của smartphone Android đó chính là độ mỏng.
Từ đó, thương hiệu Oppo dần dần giành được sự chú ý nhiều hơn của báo giới và vào khoảng cuối tháng 3 vừa rồi, Oppo đã chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam và tung ra dòng smartphone cao cấp Find 5 với cấu hình cao và màn hình FullHD nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với các dòng điện thoại tên tuổi cùng phần khúc khác.
Sau khi đã ra quân mạnh mẽ ở thị trường cao cấp, Oppo tiếp tục mở rộng thị trường bằng cách tung hàng loạt sản phẩm đánh vào đủ loại đối tượng từ trung đến cao cấp. Oppo Find Clover là một trong những sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ mà Oppo dự định dùng để giành được thị trường thấp cấp đến trung cấp ở Việt Nam nơi mà các ông lớn như Sony hay HTC vẫn chưa ngó ngàng tới.
Xét qua về cấu hình
Điều đầu tiên mà nhiều người chú ý nhất vào một chiếc smartphone android trong thời kì điện thoại đang chạy đua vũ trang như thế này thì "chip" có bao nhiêu nhân. Và Oppo cũng nắm được tâm lý này và thỏa mãn người tiêu dùng bằng việc sử dụng chip ARMv7 lõi tứ để giúp người dùng thỏa mãn nhu cầu tâm lý trước tiên, tuy nhiên chúng tôi cũng đã từng có một bài viết phân tích rằng số nhân không phải là điều quyết hoàn toàn hiệu năng của một chiếc điện thoại nên cần phải theo dõi tiếp những bộ phận còn lại của máy.
RAM là bộ phận được quan tâm thứ 2, và với một hệ điều hành đa nhiệm như Android thì RAM càng lớn càng giúp khả năng đa nhiệm của Android trở nên hoàn thiện hơn, tuy nhiên RAM nhiều cũng không phải hoàn toàn tốt vì nó là bộ phận tiêu thụ năng lượng thuộc mức có tầm và Oppo dừng lại ở con số 1GB cho Clover đảm bảo cân bằng giữa hiệu suất và kích thước của Pin.
Tìm hiểu kĩ hơn một chút
Về thiết kế
Find Clover không có gì đặc biệt ngoài việc giữ vững một số tiêu chuẩn về thiết kế như mặt lưng bo tròn nhẹ để bám lòng bàn tay, bo tròn 4 góc máy tạo sự mềm mại và có một viền mạ kim loại tạo điểm nhấn ở thân máy. Ngoài ra, điểm dễ thấy nhất mà Clover không giống nhiều điện thoại khác là vị trí bố trí nút nguồn được chuyển sang bên trái khiến người dùng mất thêm một thời gian để làm quen lại với cách bố trí mới khi sử dụng.
Nhắc tới các phím cứng trên máy thì phím nguồn và phím âm lượng đều thiết kế với hành trình phím khá ngắn nên việc bấm trượt, bấm không nhận phím là điều không thể tránh khỏi. Phím âm lượng bị cắt hơi ngắn lại không có vạch phân chia rõ ràng 2 nút nên hiện tượng bấm lệch vẫn xảy ra.
Một điểm được đánh giá cao ở thiết kế của Clover đó chính là cách bố trí camera sau. Không giống như ngôn ngữ thiết kế của nhiều thương hiệu lớn trên thị trường biến phần ống kính trở thành một bộ phận trang trí đẹp trên máy nên họ tha hồ nhồi nhét ý tưởng văn hoa, họa tiết từ cong tới thẳng vào phần nhôm bảo vệ camera, Oppo Clover thì khác, toàn bộ cụm máy ảnh được ấn bằng với bề mặt vỏ máy giảm thiểu tối đa việc xước viền nhôm hay xước mặt kính bảo vệ ống kính khi đặt trên bàn. không chỉ cụm camera, phần đèn Flash trên lưng máy cũng được Oppo hào phóng tặng thêm một vành nhôm bảo vệ mặc dù Flash là thứ có bị xước cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ngoại trừ làm giảm thẩm mỹ.
Phần vỏ nhựa của máy được phủ một lớp nhũ mỏng và mờ khiến máy trông hợp với phái nữ hơn so với nam giới, vì làm bằng nhựa cứng nên máy cũng không có vẻ gì là ọp ẹp.
Màn hình
Đây là phần khá quan trọng của một chiếc điện thoại vì rõ ràng nó là phần mà người ta chú ý đến đầu tiên trên máy. Tuy giá rẻ nhưng màn hình của Oppo Find Clover cũng có những ưu điểm riêng song song cùng những nhược điểm còn tồn tại.
Nói về nhược điểm trước, màn hình của Oppo thể hiện màu đen có thể nói là tệ nếu như mang nó so sánh với bất kỳ sản phẩm nào cùng phân khúc bởi không nhìn qua thì ai cũng thấy màu đen của máy bị ngả sang xanh blue quá nhiều. Thử đặt cạnh một chiếc máy giá tương đương trên thị trường và dùng phần mềm LCD Test để so sánh, có thể thấy rõ màu đen của Oppo bị xanh hơn hẳn so với chiếc điện thoại còn lại.
Tuy màu đen bị ngả xanh nặng nhưng điều bất ngời là việc ngả xanh của màu đen lại không hề ảnh hưởng gì tới chất lượng hiển thị của máy thậm chí có thể Oppo cố tình đẩy màu xanh lên để khiến các màu sắc khác trông rực rỡ hơn. Rõ ràng là ngoài màu đen bị sai thì 3 màu căn bản blue, green và red không hề bị lệch hay sai màu, đây là điểm thực sự đáng khen ở chất lượng màn hình LCD của Clover.
Tuy màn hình có độ phân giải không cao (480 x 800) nhưng giao diện tùy biến mà Oppo vẫn sử trên từng sản phẩm của mình và kích cỡ màn 4.3 inch khiến cho độ phân giải kia không trở thành điểm yếu của Clover.
Độ sáng màn hình của sản phẩm này cũng không hề tệ, khi đẩy sáng lên cao nó khiến những màu sắc vốn có trừ màu đen trở nên rực rỡ hơn nhiều loại điện thoại cùng giá.
Pin
Chuyển qua một vấn đề đáng quan tâm hơn, đó chính là thời gian mà người dùng có thể rong ruổi cùng chiếc điện thoại này, kể từ lúc chúng ta bước vào kỷ nguyên của smartphone thì chúng ta đều phải làm quen với việc sáng đi rút sạc tối về cắm sạc chứ không còn những "cục gạch bay" dùng được lâu đến mức mà các bạn đôi lúc quên mất mình đã vứt sạc ở góc nhà nào mà không biết. Oppo Find Clover không phải là một sản phẩm có lượng pin lớn, với dung lượng 1700 mAh nó chỉ đảm bảo cho các bạn dùng hết một ngày chứ không thể vượt sang ngày thứ 2 một cách thoải mái như hầu hết điện thoại của Samsung.
Hiệu năng sử dụng
Như đã nhắc từ đầu bài, đây là sản phẩm hướng tới người dùng giá rẻ nhưng vẫn cố gắng chiều lòng người dùng với số nhân xử lý lên tới số 4 vì vậy không còn cách nào khác Oppo phải sử dụng chip MediaTek giá rẻ đang được sử dụng phổ biến trong các dòng sản phẩm cấp thấp của Sony và các loại điện thoại thương hiệu Việt phổ biến trên thị trường.
Do sử dụng chip lõi tứ và RAM 1GB nên máy hoạt động tương đối mượt mà kể cả khi giao diện được bào chế riêng của Oppo trông khá nặng. Tuy nhiên, cũng chính vì cấu hình khá cao nên khi hoạt động hết công suất như lúc benchmark chẳng hạn, máy bị nóng rất nhanh lại thêm vỏ nhựa cách nhiệt nên nhiệt độ hạ chậm, lúc này các bạn có thể cảm tưởng nhiệt độ của Find Clover tương đương với Galaxy Note thời mới ra mắt.
Nhưng đó là khi hoạt động hết công suất, còn khi ở chế độ bình thường chỉ nghe gọi nhắn tin và check mail hay Facebook hàng ngày thì nhiệt độ lại ở mức vừa phải trong tiết trời tháng 6 oi bức của những ngày hè Hà Nội.
Mặc dù với cấu hình như vậy thì Oppo Find Clover không ngán bất cứ tựa game nào hiện có trên Android nhưng khi chơi với nhiệt độ như vậy thì Pin sẽ rất dễ bị ảnh hưởng và việc giảm thời gian sử dụng về sau này là điều khó tránh khỏi.
Hỗ trợ 2 SIM một SIM Micro và 1 SIM thường giúp những người chuyển từ feature phone lên smartphone không cần phải đi cắt SIM.
Âm thanh
Đây là thứ mà Oppo Find Clover muốn tạo ra sự khác biệt so với tất cả các dòng điện thoại cùng tầm giá khác vì ít có sản phẩm nào ở mức này được chú trọng đầu tư nhiều về âm thanh cụ thể là Oppo hào phóng đưa hẳn vào Clover 2 loa ngoài được phân tách thành 2 khối riêng biệt khiến loa ngoài của Clover phát được âm thanh Stereo tốt hơn hẳn do điều chỉnh được âm thanh xuất ra 2 bên lệch nhau. Điều này khó có thể tìm thấy ở các dòng sản phẩm cùng loại.
Loa thoại và Mic nằm ở mức khá âm nghe từ loa thoại ấm và ít nhiễu, Mic chỉ là Mic đơn nên không có khả năng chống ồn nhưng ở các cuộc gọi mà người viết thực hiện thì không có dấu hiệu nào cho thấy bên đối phương không nghe rõ lời nói.
Camera
Là phần mà nhiều người quan tâm nhất khi đọc một bài phân tích. Với Camera sau là 5 MPx và camera trước là 1.9 MPx. Điểm mạnh mà Camera của Clover đó là khả năng chụp tối với dải nhạy sáng khá rộng nên chỉ cần có chút ánh sáng yếu là Clover cũng lấy được khá rõ hình ảnh của vật thể. Tất nhiên ánh sáng yếu nên để lấy rõ được đường nét hình ảnh, bức hình chụp từ Clover phải đánh đổi lại là độ muỗi của ảnh cũng tăng cao.
Ảnh chụp tối của Oppo. (Chuột phải vào ảnh chọn Open image in new tab để xem ảnh lớn).
Ảnh chụp tối của điện thoại khác cùng giá. (Chuột phải vào ảnh chọn Open image in new tab để xem ảnh lớn).
Trái với khả năng chụp thiếu sáng ưu việt thì khi chụp ngoài trời đầy đủ ánh sáng thì Clover lại thể hiện màu sắc nhợt nhạt hơn so với những điện thoại khác đặc biệt là ở những gam màu nóng. Tuy đường nét vẫn rất đầy đủ và độ nhiễu cũng giảm.
Ảnh chụp đủ sáng của Oppo. (Chuột phải vào ảnh chọn Open image in new tab để xem ảnh lớn).
Ảnh chụp đủ sáng của một điện thoại cùng giá. (Chuột phải vào ảnh chọn Open image in new tab để xem ảnh lớn).
Ảnh chụp cận cảnh đủ sáng của Oppo. (Chuột phải vào ảnh chọn Open image in new tab để xem ảnh lớn).
Ảnh chụp cận cảnh đủ sáng của điện thoại cùng giá khác. (Chuột phải vào ảnh chọn Open image in new tab để xem ảnh lớn).
Tổng kết
Nếu Oppo không phải là thương hiệu mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường Việt Nam thì với những thông số và chất lượng như tôi đã được trải nghiệm thì có thể 5 triệu đã không phải là cái giá của sản phẩm này. Mặc dù ở thị trường Việt Nam Oppo không phải là một tên tuổi lớn nhưng trên thế giới đây đã là một trong những thương hiệu đủ để khiến báo giới phải bắt đầu chú ý. Nếu như chiếc điện thoại nói trên được gắn mác của một thương hiệu lớn như Sony hay HTC thì có lẽ nó phải có một cái giá khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng