Hiện nay, với tốc độ sử dụng năng lượng chóng mặt, nguồn nhiên liệu hoá thạch sẽ nhanh chóng cạn kiệt, vậy chúng ta có thể sử dụng nguồn năng lượng nào khác không?
Mỗi khi xăng tăng giá, phải ngậm ngùi đi đổ xăng, nhìn dòng xăng chảy vào xe tương ứng với số tiền chảy ra khỏi túi, chắc hẳn bạn đã từng nghĩ đến rằng liệu có nguồn nhiên liệu nào khác cho chiếc xe của bạn hay không? Việc sử dụng xăng dầu cho các phương tiện giao thông thực sự là tốn kém và gây hại đến môi trường. Liệu chúng ta có thể sử dụng một nguồn năng lượng nào đó khác không? Nhất là khi nguồn năng lượng hoá thạch đang cạn kiệt, chắc hẳn đến năm 2050 chúng ta sẽ không thể tiếp tục sử dụng xăng dầu nữa đúng không?
Câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi này, rất tiếc là phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền của để có thể chuyển đổi việc sử dụng xăng dầu sang loại nhiên liệu khác. Sẽ rất phức tạp và đắt đỏ đấy. Không chỉ cần cải cách về công nghệ, mà chúng ta cần sự hỗ trợ về phía chính quyền và người tiêu dùng. Quả thực là quá khó.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA (International Energy Agency) đã công bố một báo cáo vào năm 2008, rằng phương hướng trong tương lai cần phải dựa vào tình hình hiện tại. Báo cáo này bao gồm tất cả những cách thức mà chúng ta sử dụng nhiên liệu hàng ngày, và có hẳn một phần để nói về các phương tiện giao thông. Trong báo cáo này, IEA đã dự đoán rằng, vào năm 2050, nhu cầu nhiên liệu toàn cầu sẽ tăng gấp đôi so với năm 2005.
Vào năm 2050, cùng với sự phát triển của khoa học, chúng ta sẽ sử dụng rất nhiều đồ dùng và phương tiện vận hành bằng xăng dầu. Phương thức khai thác xăng dầu như hiện nay sẽ không thể cung cấp đủ phục vụ cho nhu cầu: chúng ta đã vượt quá giới hạn về khai thác dầu mỏ rồi. Ngay cả khi không có thêm các thiết bị công nghệ mới, thì các phương tiện giao thông vẫn sử dụng xăng dầu như bình thường, và không những nguồn nhiên liệu hoá thạch sẽ nhanh chóng cạn kiệt mà sự ô nhiễm môi trường từ khí thải của chúng sẽ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Nhưng chúng ta không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch. Hiện tại đã có rất nhiều nguồn nhiên liệu thay thế, nhưng để sử dụng chúng đại trà thì chúng ta phải có một sự thay đổi đáng kể. Chúng ta phải sử dụng loại xe thích hợp với loại nhiên liệu mới, ví dụ như xe điện hoặc xe sử dụng khí hidro: chúng đều ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với loại sử dụng xăng dầu. Nhưng năng lượng điện cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường không kém, nếu chúng ta không chuyển sang sử dụng các năng lượng gió hay năng lượng mặt trời. Và để điều chế hidro cũng sẽ mất nhiều công sức...
Hiện tại, các phương tiện sử dụng điện và khí hidro đã xuất hiện, nhưng giá thành còn cao và không khả thi để sử dụng nó đại trà. Người tiêu dùng cần các sản phẩm rẻ hơn, và một nền cơ sở hạ tầng thích hợp để sử dụng chúng. Rõ ràng hiện tại, bạn sẽ rất dễ dàng tìm được trạm xăng trên đường khi hết xăng. Nhưng để có được các trạm sạc điện cho phương tiện hay nạp thêm hidro, có lẽ sẽ còn phải tốn nhiều thời gian...
IEA cho rằng, với tình hình hiện tại, chúng ta nên tập trung đầu tư cho ra các sản phẩm có thể sử dụng cả nguồn nhiên liệu hoá thạch và nhiên liệu sạch. Chúng sẽ giúp giảm bớt việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và thân thiện với môi trường hơn.
Tóm lại, cần phải có sự hỗ trợ về phía chính phủ, công nghệ và cả cộng đồng người dùng để thay đổi loại hình nhiên liệu. Nếu không nhanh chóng thay đổi, rất có thể chúng ta vẫn còn dùng xăng dầu cho phương tiện đi lại đến tận năm 2050, và rồi mong muốn tìm ra cách thay thế vẫn chỉ là niềm khát khao không bao giờ thực hiện được, trong khi đó môi trường ngày một huỷ hoại và xuống cấp...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng