Đây chính là hình ảnh Trái Đất sau 250 triệu năm nữa

    Dink,  

    Nhưng ngay từ bây giờ, nó đã được đặt tên rồi.

    Trong vòng 250 triệu năm nữa, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng Trái Đất sẽ lại một lần nữa sẽ có được một siêu lục địa. Tên gọi của nó sẽ là Amasia.

    Hình ảnh giả lập của các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale hợp tác với Cơ quan Khoa học và Công nghệ về Đại dương của Nhật Bản cho thấy rằng Bắc và Nam Mỹ sẽ hợp nhất đi kèm với sự biến mất của Biển Caribbean và Bắc Băng Dương, Châu Á sẽ hợp nhất với Châu Mỹ.

    Tính theo vận động của các mảng địa chất trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm nay, có vẻ như việc toàn bộ các lục địa hợp nhất lại làm một sẽ diễn ra “sớm” thôi.

    Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature này dựa trên một giả thuyết mang tên Orthoversion: sau khi Siêu lục địa Pangaea tách ra, những mảng lục địa sẽ trôi xa nhau ra nhưng chúng bị trói buộc bởi một dải giới hạn bắc-nam. Trong Trái Đất hiện đại, dải ấy chính là Vành đai lửa Thái Bình Dương và trên đó, siêu lục địa mới sẽ được hình thành.

    Để thử nghiệm mô hình hình thành siêu lục địa Amasia kia, các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu cổ từ học (những thông tin về từ trường của Trái Đất được lưu trữ trong các tầng đất đá) để nghiên cứu vòng quay của Trái Đất dựa theo trục quay của nó ở những thời điểm nhất định.

    Những thay đổi địa chất được biết tới với cái tên “thả trôi địa cực thực sự - true polar wander” được tạo ra bởi những thay đổi trong sự phân bổ khối trên bề mặt hành tinh. Đó là hiện tượng cho thấy Trái Đất đang cố gắng duy trì trạng thái quay cân bằng của mình, một phương pháp tự chỉnh sử trục xoay kéo dài cả triệu năm.

    Bằng cách kết hợp những dữ liệu thu được từ hoạt động nghiên cứu cổ từ học và những thông tin có được về việc những siêu lục địa ảnh hưởng tới chuyển động của Trái Đất ra sao, các nhà nghiên cứu đã có được hình ảnh về siêu lục địa trong tương lai – Amasia.

    Sau khi những vùng biển kia biến mất, Trái Đất sẽ có siêu lục địa tiếp theo”, trưởng ban nghiên cứu, giáo sư Ross Mitchell nói. “Ta sẽ có Châu Mỹ gặp lục địa Á-Âu tại Bắc Cực”.

    Đây là cách Amasia sẽ hình thành.

    Nghiên cứu này cũng được nhiều người ủng hộ, trong đó có một bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Geology bởi giáo sư Masaki Yoshida, một nhà địa chất học làm việc tại Cơ quan Khoa học và Công nghệ về Đại dương của Nhật Bản.

    Siêu lục địa gần nhất với chúng ta trong lịch sử hình thành của Trái Đất là Pangaea (có nghĩa là Mọi Vùng Đất – All Lands trong tiếng Hy Lạp), đã hình thành từ 300 triệu năm trước với Châu Phi ở trung tâm của nó. Khoảng 100 triệu năm trước, siêu lục địa này đã tách ra thành bảy châu lục như ngày nay, bắt đầu bằng việc hình thành biển Đại Tây Dương.

    Các nhà nghiên cứu tin rằng Pangaea là siêu lục địa thứ 3 hoặc thứ 4 trong lịch sử hình thành Trái Đất. Siêu lục địa tiền nhiệm của Pangaea là Rodinia, được hình thành từ 1 tỷ năm trước và Nuna, được hình thành từ 1,8 tỷ năm trước.

    Ý tưởng các lục địa đã từng di chuyển trong quá khứ được nhà khoa học Đức, Alfred Wegener đưa ra vào năm 1912, để giải thích về việc tại sao các lục địa trên Trái Đất lại có thể ghép vừa với nhau một cách “đáng ngờ” như vậy.

    Sau nhiều nghiên cứu, cuối cùng các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng bề mặt Trái Đất được tạo nên bởi 7 mảng kiến tạo lớn, liên tục vận động và di chuyển với vận tốc vài mili mét một năm cho tới 2 centimét một năm. Cứ theo đà đó, 250 triệu năm nữa, ta sẽ lại có một siêu lục địa mang tên Amasia.

    Đến lúc đó thì không cần phải lo về việc nghĩ ra một tên gọi cho nó rồi.

    Tham khảo DailyMail

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày