Anish Kapoor xác nhận anh giữ toàn bộ bản quyền cho Vantablack, chất liệu carbon hấp thụ đến 99.96% ánh sáng.
Anish Kapoor, một nghệ sỹ tạc tượng người Anh gốc Ấn Độ, đã làm việc với Viện nghiên cứu Surrey NanoSystems để phát triển một thứ màu bằng công nghệ carbon. Anh đã độc quyền sử dụng chất liệu này từ năm 2014, nhưng đến bây giờ Kapoor mới chính thức thông báo bản quyền và làm cho đồng nghiệp của ông trên toàn thế giới phải ganh tị.
Màu đen ấy được miêu tả như việc nhìn vào một hố đen vũ trụ. Khi bắt gặp vật thể sử dụng Vantablack, người quan sát như nhìn thấy một vật thể 2 chiều trong thế giới 3 chiều vậy.
“Cá nhân tôi nghĩ dạng độc quyền này bất hợp lý và tạo cảm giác gò bó” Frederik De Wilde bày tỏ với báo Quartz thông qua email. Và những nghệ sỹ khác như Christian Furr, những người bị cấm sử dụng Vantablack cho hàng loạt bức tranh của mình, đều có suy nghĩ tương tự.
Ảnh Kapoor đăng tải thông báo công khai bản quyền của mình bằng bức ảnh chụp tông màu của mình, để khẳng định thương hiệu ông đã gán tên Kapoor Black cho bức ảnh.
Vantablack không phải màu siêu đen duy nhất
Công cuộc tìm kiếm màu siêu đen không chỉ giới hạn trong ngành nghệ thuật. Năm 2007, một nhóm nghiên cứu tại NASA đã tạo ra chất liệu nano màu đen để chế tạo những thiết bị nhạy cảm với ánh sáng hơn. Năm 2015, mẫu của chất liệu siêu đen này đã được gửi tới Trung tâm Vũ trụ Quốc tế để thử nghiệm trong môi trường không gian vũ trụ.
Một điều cần lưu ý ở đây là những chất liệu này không thể “sơn” lên đồ vật được vì chúng thực ra là những ống carbon siêu bé, cựu vật lý quang học John Hagopian tại NASA giải thích. Hiện ông đang làm chủ một công ty công nghệ phát triển công nghệ nano cho ngành kỹ thuật, nhà vật lý học tiếp tục giải thích: chất liệu này thực ra được “trồng cấy” trong phòng thí nghiệm.
Chất liệu ống Nano dưới kính hiển vi
“Surrey NanoSystems đã trình diện kết quả của mình vài năm sau đó”, John Hagopian tiếp: “Tôi không phải muốn đánh giá thấp những đóng góp và cải tiến của họ, nhưng chúng tôi đang đứng trên vai của những người đi trước. Công nghệ ống nano carbon đã có từ nhiều năm nay, cái chúng tôi làm chỉ là tinh chỉnh quá trình tạo ống theo ý muốn của mình mà thôi”.
Từ năm 2010, ông Hagopian cũng đã kết hợp với nhà phát minh De Wilde để phát triển “Màu đen Nano”, một chất liệu siêu đen khác chỉ kém cạnh chất liệu Kapoor chút xíu với mức hấp thụ ánh sáng lên đến 99.9%. Và khác với Kapoor, họ hoàn toàn không tham vọng giữ tông màu này cho riêng mình.
Tuy nhiên, đối với những nghệ sỹ có ý định sử dụng chất liệu này, nhà vật lý quang học Hagopian tiếp tục giải thích, cần phải cẩn thận trong quá trình “đổ màu” của mình vì khác với việc sử dụng những hộp sơn màu thông thường, quy trình này cần sử dụng đến mặt nạ chống độc và một không gian kín cho “quá trình áp đặt chất hóa học hóa khí phức tạp”, hít phải chất liệu carbon này có thể nguy hiểm chết người.
De Wilde giải thích “Nghệ sỹ Yven Klein dù đã giành lấy bản quyền công thức màu của mình, ông chưa bao giờ đòi quyền sở hữu tông màu ấy”, nghệ sỹ Iven Klein nổi tiếng với sáng chế tông màu xanh dương “International Klein Blue” của mình.
De Wilde đánh giá: “Mua lấy cho mình độc quyền của một màu sắc thật lố bịch. Nó như một phản xạ có tính tổ chức, một sự thể hiện của nỗi sợ hãi: sự tuyệt vọng khi muốn làm chủ nghệ thuật”.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng