Linh vật trong các vòng chung kết World Cup là một phương tiện giúp nước chủ nhà quảng bá hình ảnh của mình. Thế nhưng, đôi khi chúng lại mang nhiều lớp ý nghĩa khác nữa, đủ để khiến tất cả phải cảm thấy khâm phục.
Mỗi mùa World Cup đều có một linh vật riêng làm biểu tượng chung cho tinh thần bóng đá quốc tế. Theo truyền thống, linh vật thường mang những nét đặc trưng trong văn hóa nước chủ nhà, với mục đích quảng bá hình ảnh dân tộc với thế giới.
Tuy vậy, có một vài quốc gia đã chọn cách làm khác: tận dụng cơ hội hiếm có này, họ gửi đi khắp năm châu một thông điệp về tình đoàn kết, sự tự do hay nhận thức về môi trường... thông qua linh vật của mùa giải.
1. Bộ đôi Tip và Tap đến từ Tây Đức (1974)
Sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức, ngăn cách bởi bức tường Berlin. Cùng lúc đó thì World Cup lần 3 được tổ chức vào năm 1974, trong thời kì hai miền đang có chiến tranh lạnh.
Sinh ra trong thời điểm đặc biệt này, biểu tượng của mùa giải ít nhiều chịu ảnh hưởng của chính trị. Hai cậu bé Tip và Tap cùng mặc quân trang Đức không chỉ là những linh vật đơn thuần mà còn là biểu tượng cho mong muốn lập lại hòa bình giữa hai miền.
2. Trái cam Naranjito – biểu tượng cho một thời kì mới của nước chủ nhà Tây Ban Nha (1982)
Cái tên của linh vật bắt nguồn từ "naranja" - trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "quả cam" - loại quả rất phổ biến ở đất nước này.
Theo các thông tin ghi nhận, thì việc lấy loại quả đặc trưng này làm biểu tượng World Cup, người Tây Ban Nha muốn thể hiện sự lạc quan về việc thoát khỏi sự kìm hãm của chế độ độc tài Franco.
3. Báo đốm Zakumi của Nam Phi trong mùa World Cup thứ 12 (2010)
Khi nhắc tới các quốc gia châu Phi nói chung, chúng ta thường nghĩ ngay tới các loài vật hoang dã, mà báo đốm là một trong số đó.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, ban tổ chức FIFA cho biết cái tên Zakumi không chỉ đáng yêu mà có ý nghĩa rất đặc biệt. "ZA" là tên miền quốc tế của Nam Phi, còn "kumi" là "số 10" - một con số tượng trưng cho sự vẹn toàn, tròn trịa, phần nào thể hiện hi vọng mùa giải năm ấy sẽ diễn ra thuận buồm xuôi gió.
4. World Cup 2014: Chú Tatu ba đai Fuleco (Brazil)
Bằng việc lấy chính hình ảnh của loài vật hiện đang có tên trong Sách đỏ làm linh vật, người Brazil dường như muốn gửi đến thế giới một thông điệp về môi trường, nhắc nhở chúng ta về trách nghiệm bảo vệ và giữ gìn tự nhiên của loài người.
Ngay cả cái tên "Fuleco" cũng là một từ ghép giữa "football" (bóng đá) và "ecology" (hệ sinh thái).
5. Cuối cùng, không ai khác chính là chú sói Zabivaka - linh vật đại diện cho nước Nga
Chiến thắng ngoạn ngục trong cuộc bầu chọn linh vật với 52,8% số phiếu, bỏ xa hai đối thủ là hổ Sibere và mèo Nga - chú sói Zabivaka trở thành biểu tượng của World Cup năm nay trong sự yêu thích và mến mộ của rất nhiều người.
Chọn linh vật là một chú sói - mạnh mẽ, nhanh nhẹn và linh hoạt - người Nga đã mang tới một biểu tượng hoàn hảo cho tinh thần thể thao sục sôi, mãnh liệt của người hâm mộ toàn cầu.
Nguồn: Fox News, Hongkiat, English People
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng