Đây là cách đơn giản và tiết kiệm nhất để tăng hiệu năng của AMD Radeon RX 5700 lên tới 70%
Không cần SLI hay NVLink cầu kì như các dòng card đồ hoạ cao cấp của NVIDIA, chỉ cần lắp 2 card đồ hoạ AMD, thậm chí không cần cùng loại là có thể tăng tới 70% hiệu năng
Từ khoảng năm 2018 trở về trước, một cấu hình PC có 2 card đồ hoạ trở lên vẫn luôn là mơ ước của nhiều người đam mê công nghệ. Chưa kể, đây cũng là một giải pháp kinh tế để đạt được hiệu năng của những chiếc card đồ hoạ đầu bảng (ví dụ 2 chiếc GTX 1070 có thể mang lại hiệu năng tương đương GTX 1080Ti với giá rẻ hơn ít nhất 100 USD). Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, xu thế build máy nhỏ gọn lên ngôi đồng thời chính bản thân AMD và NVIDIA cũng không còn thực sự mằn mà khiến ít người dùng màng tới việc sử dụng đa card đồ hoạ. Tất nhiên, vẫn còn một số ít người dùng sẽ cần để phục vụ các nhu cầu đặc thù. Một số người dùng trên internet đã thử kết hợp một chiếc Radeon RX 5700 và một chiếc RX 5600 XT để xem hiệu quả thu được đến đâu.
Những năm gần đây, giải pháp Crossfire của AMD đã được thay thế bằng XDMA, một giao thức giúp kết hợp sức mạnh của card đồ hoạ trong hệ thống trên PCIe. Trong khi đó, đối trọng của Crossfire là NVIDIA SLI đã được thay thế bằng NVLINK và chỉ có trên những dòng card đồ hoạ cao cấp (RTX 2070 trở lên). Về lý thuyết, XDMA của AMD không hỗ trợ 2 card đồ hoạ khác nhau nhưng thông qua các API đồ hoạ DirectX 12 và Vulkan (2 API được ưa chuộng nhất bởi các nhà phát triển game hiện nay), điều này đã được hiện thực hoá.
Một vấn đề cần lưu ý là do chưa được thực sự được tối ưu, chúng ta sẽ chỉ lấy thông số của Rise of The Tomb Raider và Strange Brigade, 2 game chạy tốt mà không bị crash.
Cấu hình được sử dụng để thử nghiệm:
- CPU: AMD Ryzen 7 3700X
- Mainboard: ASRock X570 Taichi
- RAM: 16GB 3200MHz
- SSD: 512GB
- GPU: ASUS Radeon RX 5700 Dual EVO (8GB) kết hợp với ASUS Radeon RX 5600 XT TUF3 EVO Gaming (6GB). Cả 2 đều chạy trên driver AMD Adrenaline Radeon Software 20.2.1.
Về điện năng tiêu thụ, combo card đồ hoạ được thử nghiệm có mức tăng tương đương 70% so với chỉ riêng một chiếc RX 5700.
Về điểm 3Dmark Time Spy, combo RX 5700 và RX 5600XT đạt 14,156 điểm đồ hoạ và 13,1342 điểm tổng thể. Con số này cao hơn 72% so với một chiếc RX 5700 chạy đơn.
Về game, khi chơi Strange Brigade ở thiết lập Ultra (DX12), combo này đạt trung bình 228.8 FPS và tỉ lệ 1% thấp đạt 151.2 FPS. Trong khi đó, một chiếc RX 5700 chỉ có thể đạt 138.6 FPS và 98 FPS tương ứng. Như vậy hiệu năng chênh lệch là khoảng 65%.
Tương tự với Rise of The Tomb Raider, các con số lần lượt là 191.3 FPS và 111.5 FPS khi chạy kết hợp và 116.9 FPS cùng 87.4 FPS khi chạy riêng RX 5700. Con số chênh lệch lần này là 71.6%. Tính ra, với điện năng tiêu thụ tăng khoảng 70%, khoản đầu tư cũng tăng khoảng 70%, chúng ta đạt được hiệu năng tương ứng với con số đó.
Tất nhiên, không thể phủ nhận được việc là dù không được hỗ trợ chính thức từ AMD cũng như các nhà phát triển game, đây là những con số rất hứa hẹn. Hi vọng đa card đồ hoạ sẽ trở lại xu hướng, đặc biệt là cho những game thủ không có nhu cầu nâng cấp máy toàn diện mỗi 1-2 năm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng