Đây là cách mà các tổ chức khủng bố sử dụng công nghệ để chiêu mộ thành viên

    Ngocmiz,  

    Ngày nay, công nghệ được cho là góp một phần quan trọng trong việc chiêu mộ các tay súng, lên kế hoạch và thực hiện các vụ tấn công. Hãy cùng nhìn xem công nghệ đã “tiếp tay” cho các nhóm khủng bố như thế nào.

    Giữa nguy cơ khủng bố lan khắp toàn cầu, các cuộc tấn công ngày càng trở nên tinh vi và khó đoán định hơn. Các băng nhóm nay thường dùng cả bom và súng, nhắm tới nhiều loại mục tiêu ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung ở các vụ khủng bố này là các tổ chức khủng bố luôn sử dụng công nghệ để phối hợp và lên kế hoạch các cuộc tấn công.

    Các báo cáo gần đây cho thấy nhóm khủng bố thực hiện chuỗi vụ tấn công ở Paris cuối năm ngoái đã sử dụng các mẫu điện thoại giá rẻ dùng một lần (“burner” phone) để giao tiếp với nhau. Đây không phải một phương thức gì mới mẻ. Các tay buôn ma túy, gái mại dâm hay các băng nhóm tội phạm ở Mỹ cũng thường sử dụng những thiết bị này để liên lạc: chúng không chỉ rẻ, dễ kiếm mà còn khiến các nhà chức trách khó lòng tìm lại nhân thân thực người sử dụng. Giá trị của những chiếc máy này nằm ở khả năng liên lạc real-time qua tin nhắn hay voice message mà không cần bất cứ phần mềm hay máy tính nào để kết nối.

     Những chiếc burner phone có thể trở thành vũ khí nguy hiểm cho các tay khủng bố

    Những chiếc burner phone có thể trở thành vũ khí nguy hiểm cho các tay khủng bố

    Ngày nay, công nghệ được cho là góp một phần quan trọng trong việc chiêu mộ các tay súng, lên kế hoạch và thực hiện các vụ tấn công. Hãy cùng nhìn xem công nghệ đã “tiếp tay” cho các nhóm khủng bố như thế nào.

    Thu hút sự chú ý

    Các nền tảng công nghệ như Facebook, Twitter hay Instagram cũng là nơi các băng nhóm khủng bố thu hút thành viên mới trên toàn cầu.

    Mạng xã hội đặc biệt được các nhóm khủng bố sử dụng hiệu quả bởi chúng cho phép người dùng chia sẻ, phát tán các đoạn tin nhắn ngắn bao gồm cả chữ và ảnh chỉ trong nháy mắt. Có mặt trên mọi thiết bị từ PC cho đến smartphone, bao gồm cả những chiếc burner phone, các tay súng có thể kết nối với nhau thành một mạng lưới khổng lồ trên toàn thế giới. Những cộng đồng này sau đó có thể truyền bá các tư tưởng cực đoan và tiếp tục chia sẻ tin tức với nhau.

    ISIS hoạt động khá mạnh trên Twitter. Nhóm này sử dụng hàng trăm nghìn tài khoản người dùng để truyền bá thông tin về các hoạt động của mình cũng như thu hút thêm thành viên gia nhập. Đã có một vài trường hợp các thanh niên trẻ tuổi được ISIS tuyển vào qua mạng xã hội và khuyến khích bay tới vùng chiến sự gia nhập lực lượng của chúng.

    Và cũng chính vì các bài viết trên mạng xã hội có thể cập nhật tức thời nên các nhóm khủng bố cũng có thể post các thông điệp nhận trách nhiệm cho một vụ tấn công nào đó một cách nhanh chóng. Nhiều người dùng nhìn thấy những bài đăng và share lại cũng đồng thời vô tình quảng bá và thu hút thêm thàn viên cho các nhóm này.

    Các cuộc thảo luận sôi nổi

    Các forum trên mạng cũng là một địa hạt quan trọng của các tay khủng bố trong việc chia sẻ thông tin, truyền bá tư tưởng và tuyển mộ. Các forum có đặc điểm là không đồng bộ tức thời – có nghĩa là các bài viết có được xem bất cứ khi nào, đôi khi chỉ là vài giây, vài phút nhưng cũng có khi là nhiều ngày sau khi được post lên. Các forum cũng cho phép người dùng chia sẻ các bài viết dài kèm ảnh, link chi tiết. Chính vì vậy mà những bài viết trên các forum có thể giữ chân độc giả bàn luận trong suốt một thời gian dài.

    Forum cũng là nơi lưu giữ kho thông tin lớn về văn hóa cũng như các cuộc tấn công của các nhóm khủng bố. Chúng cho phép người dùng bàn luận thoải mái từ các chủ đề lớn cho các chi tiết nhỏ trong hệ thống tư tưởng cực đoan của các nhóm khủng bố, những thứ vượt quá tầm các mạng xã hội. Trên thực tế, một trong những forum lâu đời nhất trên mạng từng được thành viên của Đảng Quốc xã và các nhóm phát xít cực đoan tại Mỹ (còn gọi là Stormfront) sử dụng từ năm 1996.

    Các website cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá thông tin và tư tưởng cực đoan bởi những người quản lý website có thể tạo ra các thông điệp nhắm tới các nhóm độc giả cụ thể mà không phải lo lắng về sự tranh cãi hay bất đồng quan điểm như trên forum. Lấy ví dụ như việc nhóm cực đoan Stormwatch vận hành một website về lãnh đạo dân quyền Martin Luther King (martinlutherking.org). Trang web thoạt nhìn có vẻ giống một trang tiểu sử của nhân vật nổi tiếng nhưng thực ra lại đăng tải các bài viết tấn công King trực diện và đưa ra các câu hỏi nghi hoặc về đạo đức cũng như động cơ cho các hoạt động của ông. Website cũng lấy các thông tin thực về cuộc đời Luther King hay trích dẫn các lời nói của ông nhưng cố tình lấy sai ngữ cảnh để hạ thấp vai trò của ông trong các phong trào dân quyền tại Mỹ.

    Hơn thế nữa, website cho phép các nhóm khủng bố phát hành các tư liệu truyền thông đã được “bẻ cong” sự thật để quảng bá cho tổ chức của mình. Điển hình là tạp chí Inspire, thoạt nhìn có vẻ giống một ấn phẩm về phong cách sống được dịch ra nhiều thứ tiếng. Thế nhưng trên thực tế nó được chính tổ chức al-Qaida tại bán đảo Ả Rập phát hành để quảng bá cho một phong trào thánh chiến. Các bằng chứng cũng cho thấy thủ phạm gây ra vụ tấn công tại San Bernadino hồi năm ngoái, Syed Rizwan Farook và hàng xóm của tên này cũng sử dụng các kênh truyền thông bao gồm cả tạp chí Inspire và các video online của al-Qaida tại chi nhánh Somalia.

    Lên kế hoạch và thực hiện các vụ khủng bố

    Các nhóm khủng bố cực đoan cũng sử dụng các kênh online để liên lạc, lên kế hoạch cho các vụ tấn công. Ví dụ như việc những kẻ dính líu tới Al-Qaida sử dụng bản đồ Google Earth để lên sơ đồ cho các vụ tấn công tại Mumbai năm 2008.

    Một khi đã được “tẩy não” và thể hiện mong muốn gia nhập cũng như được huấn luyện tại các tổ chức khủng bố, người ta bắt đầu quay qua sử dụng burner phone để giảm thiểu rủi ro bị phát hiện. Tuy nhiên, việc sử dụng burner phone cũng mất nhiều thời gian hơn điện thoại thường bởi người dùng luôn phải tìm cách giữ liên lạc kể cả khi mọi người trong danh sách liên hệ liên tục đổi số.

    Những người dùng burner phone thực chất không lưu các số điện thoại trên thiết bị này qua sim để tránh bị cảnh sát truy ra. Nhiều người đã viết hoặc ghi nhớ số điện thoại, một cách liên lạc nhanh gọn nhưng cũng dễ bị bỏ rơi trong trường hợp khẩn.

    Burner phone cũng có thể được dùng để kích hoạt bom mìn bởi chỉ có người tạo ra quả bom mới biết số điện thoại có thể kích hoạt được quả bom đó. Sau khi sử dụng xong, người dùng có thể dễ dàng tiêu hủy burner phone để bảo toàn danh tính.

    Nói tóm lại các công nghệ hiện nay có thể trở thành cánh tay đắc lực cho các nhóm khủng bố. Khi các công nghệ ngày càng được nâng cấp, giới khủng bố cũng sẽ luôn biết cách tận dụng những công nghệ mới nhất vào hoạt động ngay cả khi chúng ở dạng mã hóa hay mã nguồn mở.

    Các cơ quan tình báo và luật cần biết thích ứng tốt hơn và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, các nền tảng ứng phó với các mối nguy này.

    Tham khảo BI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày