Đây là cách thức người ta tạo ra "ma" ngoài đời thực, các nhà ảo thuật cũng phải giật mình

    Dink,  

    Thế mà cách thức này đã tồn tại từ những năm 1500 - nhiều thế kỷ trước,

    Ngày bé chưa biết chúng ta có thể gọi đó là ma thuật, nhưng giờ ta cũng chỉ gọi nó là ảo thuật mà thôi. Nhưng chúng đều có một điểm chung là tính bí mật của mình, một nhà ảo thuật không diễn lại những trò xưa cũ, không bao giờ cho người khác biết cách thức thực hiện của mình.

    Mà có lẽ bạn cũng không muốn biết sự thực đằng sau những màn biểu diễn đó đâu: bạn sẽ choáng váng vì sự đơn giản của nó, ảo ảnh về một màn ảo thuật hào nhoáng sẽ bị đập bỏ. Ví dụ, như trò "nâng người phụ nữ lên bằng sức mạnh của nhà ảo thuật", thực ra là dùng máy nâng đằng sau tấm vải che sân khấu.

    Đây là một ví dụ nổi tiếng khác: màn ảo thuật bay của David Copperfield, một trong những thứ làm nên tên tuổi của ông.

    David Copperfield có thể bay? Không, ông chỉ rơi có phong cách thôi.

    Giải pháp để thực hiện màn bay lượn mượt mà kia là một hệ thống dây cáp phức tạp. Đây là thiết kế của John Gaughan, người đã xin cấp bằng sáng chế cho sản phẩm này vào năm 1993. Không thể phủ nhận rằng đây là một hệ thống tuyệt vời, có thể tạo ra hiệu ứng bay lượn cực kì chân thực và uyển chuyển. Nhưng suy cho cùng, nó vẫn chỉ là một bộ dây cáp đã kéo Copperfield bay quanh sân khấu.

    Nhưng ảo ảnh hồn ma Pepper lại là một thứ gì đó khác. Cách thức tạo nên "con ma" ấy tuyệt vời lắm, nhưng chính bản thân trò ảo thuật này vậy. Và còn dịp nào để giải thích về phương thức hoạt động của chiêu trò này ngoài dịp Halloween? Đó là cơ hội mà những phóng viên tại Motherboard đã nắm lấy: họ sử dụng khoa học để giải thích tại sao hồn ma Pepper lại có thể xuất hiện.

    Ví dụ nổi tiếng nhất về Hồn ma Pepper có lẽ là lần nó được ra mắt bên trong Lâu đài Ma Ám tại Disneyland hồi năm 1969. Giữa chuyến tham quan, những người tham dự sẽ được thưởng ngoạn cảnh tượng tuyệt vời: ma xuất hiện khắp nơi, nhảy múa và ăn tiệc "sinh nhật" với nhau, những bức tranh trên tường "sống lại", hù dọa những người bên dưới, …

    Ngày mở cửa, lần đầu tiên công chúng tiếp xúc với thứ ảo thuật ma quái này, cũng là ngày họ hoàn toàn choáng ngợp trước những hiệu ứng đặc biệt chưa từng xuất hiện. Trong số đó có cả những nhà ảo thuật, những người đáng lẽ phải hiểu chuyện nhất. Tuy nhiên, đây không hề là một bước đột phá công nghệ gì cả.

    Haunted Mansion - Lâu đài ma ám tại Disneyland.

    Nguyên tắc cơ bản để tạo ra màn ảo thuật này đã có từ hàng thế kỷ trước. John Baptista de Porta đã viết trong nghiên cứu của mình năm 1584, mang tên Ma thuật Tự nhiên – Natural Magic. Bản gốc của nghiên cứu này được viết bằng tiếng Anh khổ, khá khó dịch và khó đọc, dưới đây là bản dịch dễ hiểu hơn của phóng viên Motherboard.

    Một miếng kính được đặt với một góc nhất định, ngăn cách người xem và một căn phòng không có ánh sáng lọt vào. Miếng kính này sẽ phản chiếu một sân khấu khác không nằm trong phòng kia. Khi người xem nhìn vào, họ sẽ thấy một hình ảnh tổng hợp từ cả hai phòng: phòng nằm đó và sân khấu nằm khuất.

    Nếu như gương được đặt chuẩn, thì người xem sẽ khổng thể nhận ra đâu là điểm nối giữa hai phòng. Bên dưới là mô phỏng màn ảo thuật trên, với ô màu đỏ là vùng mà người xem sẽ nhìn được, ô xanh là tấm kính dùng để phản chiếu. Sân khấu phụ không có ánh sáng, nên nó không phản chiếu được gì.

    Khi con ma ở sân khấu phụ sáng lên, hình ảnh sẽ được phản chiếu. Người xem sẽ nhìn thấy nó bỗng hiện lên, chứ không hề thấy sân khấu phụ.

    Giữa những năm 1800, mà ảo thuật này được tái dựng bởi hai nhà khoa học Henry Dircks và John Pepper; Dircks đã phát minh ra nó và Pepper đã đại chúng hóa nó (đây là lý do gọi màn này là Hồn ma Pepper), khiến nó dễ thực hiện hơn trên một sân khấu kịch. Bên dưới là hình vẽ chỉ cách thức hai người nghệ nhân đã thực hiện nó, hình ảnh được đăng trên tạp chí Khoa học Tiêu khiển – Recreative Science từ hồi năm 1860.

    Đội ngũ kĩ xảo tại Disney đã sử dụng kĩ thuật của ông Pepper để tạo nên một màn ảo thuật quy mô lớn hơn nhiều. Với những tấm kính khổng lồ phản chiếu những sân khấu rộng không kém, phản chiếu hai bộ "ma" được làm từ những con robot. Một tập hợp các con robot được lắp đặt ngay trên đầu khách tới tham quan.

    Tập hợp thứ hai được lắp ngai bên dưới chân khách. Bạn có để ý thấy toàn bộ hai căn phòng chứa hai bộ robot đều được sơn đen hoàn toàn không? Đó là để đảm bảo tấm kính sẽ không phản chiếu lại bất kì thứ gì khác ngoài những con "ma máy móc" này.

    Ngày nay, kĩ thuật Con ma Pepper này dùng để tạo ra một loại ma … hiện đại hơn, đó là những hình chiếu ba chiều của các nghệ sĩ đại tài đã khuất. Có thể kể tới lần Tupac Shakur, huyền thoại nhạc rap đã xuất hiện trên sân khấu Coachella hồi năm 2012. Tupac xuất hiện nhờ một hình ảnh chất lượng cao được phóng lên một tấm kính lớn, rồi hình ấy lại được phản chiếu lên một tấm phim làm từ nhựa polyester.

    Năm 2014, ông hoàng nhạc Pop cũng xuất hiện như vậy tại lễ trao giải Billboard Awards. Tại đó, Michael Jackson đã nhảy lại những điệu làm nên tên tuổi, làm nên huyền thoại.

    MJ lại có thể moonwalk trên sân khấu một lần nữa, nhờ có công nghệ "tạo ma" này.

    Hơn cả Pac hay MJ, người ta muốn thấy những nghệ sĩ đã khuất khác lại một lần nữa xuất hiện trên sân khấu. Tại đó, họ có thể lại một lần nữa khuấy động khán giả, có thể trình diễn một tiết mục cho tới vĩnh hằng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày