Đây là công ty Trung Quốc khiến Apple cũng phải "kiêng nể vài phần" - Không có họ đừng mong sản xuất được iPhone!
Dù là một cái tên ít được biết đến nhưng người ta ví rằng Apple sẽ không thể làm ra được iPhone nếu thiếu đi công ty Trung Quốc này.
- Dùng máy chụp cắt lớp "soi" cáp Apple Thunderbolt 4 Pro, 129 USD tưởng siêu đắt nhưng tiền nào của đó
- Trải nghiệm nhanh Apple Watch Series 9 chính hãng: Thiết kế quen thuộc, nâng cấp tính năng và thêm lựa chọn dây
- Mở hộp Apple Watch Ultra 2: Thiết kế không đổi, có tính năng "búng tay" thú vị, tìm iPhone cực chính xác, giá 22 triệu
- Apple Pencil đã có phiên bản USB-C: Vì một tương lai chỉ một dây sạc
- Đọ zoom iPhone 15 Pro Max và Galaxy S23 Ultra: Samsung chụp xa tốt hơn nhưng Apple còn lợi thế cực lớn này
Công ty Trung Quốc “làm mọi thứ” cho Apple
Vào thời điểm Apple đang cố gắng ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, hãng lại phải gắn bó nhiều hơn với một công ty có năng lực lắp ráp sản phẩm công nghệ đến từ quốc gia tỷ dân. Công ty này giá trị đến nỗi Apple không thể từ bỏ hoặc tìm được phương án thay thế, theo WSJ.
Nhiều khách hàng của Apple có thể không quen thuộc với Luxshare Precision hoặc nhà lãnh đạo Grace Wang, nhưng họ có thể sở hữu sản phẩm chế tác đến từ công ty này.
Cùng với các nhà thầu khác của Apple, Luxshare sản xuất AirPods, Apple Watch và dòng iPhone 15 mới ra mắt gần đây, bao gồm cả mẫu iPhone Pro Max cao cấp nhất. Luxshare cũng là nhà lắp ráp kính thực tế hỗn hợp đầu tiên của Apple, dự kiến sẽ đến tay người tiêu dùng vào năm tới.
Danh sách sản phẩm trên cho thấy những thách thức mà giám đốc Apple Tim Cook phải đối mặt trong việc cố gắng thoát khỏi tình trạng lệ thuộc sản xuất vào Trung Quốc để dựa nhiều hơn vào các lựa chọn tiềm năng như Ấn Độ và Việt Nam.
Tuần trước, Cook đã có chuyến thăm bất ngờ tới nhà máy Apple Watch của Luxshare gần Thượng Hải và ca ngợi công việc của hãng lắp ráp này khi tạo ra những sản phẩm tiên tiến nhất của Apple.
Trong một video đăng trên mạng xã hội, Cook mỉm cười và gật đầu khi nói chuyện với Wang, chủ tịch Luxshare và xem các tấm pin mặt trời cung cấp năng lượng cho nhà máy.
Đây là chuyến thăm thứ hai của Cook đến một nhà máy của Luxshare sau lần đầu vào năm 2017 khi mối quan hệ bắt đầu khởi sắc. Sau đó, Cook ca ngợi “sự chính xác và cẩn thận phi thường” của nhà cung cấp và nói, “Chủ tịch Grace Wang đã xây dựng một nền văn hóa xuất sắc”.
Gần đây, Apple đã gặp nhiều trở ngại ở Trung Quốc khi đối mặt với lệnh hạn chế quan chức không sử dụng iPhone hoặc các thiết bị nước ngoài tại nơi làm việc, cũng như kiểm soát chặt chẽ các ứng dụng phi nội địa.
Tuy nhiên, hầu hết iPhone vẫn được sản xuất tại quốc gia châu Á và có thể phải mất nhiều năm để thay đổi điều đó.
Một lý do trong đó cũng đến từ các CEO Trung Quốc như Wang – Người được coi là chuyên gia đáp ứng những gì Apple yêu cầu.
Bay cùng phượng hoàng
Câu chuyện của người phụ nữ này gắn liền với Foxconn Technology, công ty từ lâu đã thống trị hoạt động lắp ráp iPhone tại “thành phố iPhone” ở miền trung Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích, Luxshare khởi nguồn bằng việc nhận các đơn đặt hàng mà Foxconn không thể thực hiện được và hiện đang lấn dần thị phần Apple của Foxconn.
Vương Lai Xuân (Wang Laichun), hay còn gọi là Grace Wang, sinh năm 1967, tại khu vực phía nam tỉnh Quảng Đông, nơi xuất thân của các doanh nhân nổi tiếng, trong đó có “ông trùm” Hồng Kông Lý Gia Thành. Bà không học đại học mà đi làm trong các nhà máy khi còn là thiếu niên.
Vương nằm trong nhóm công nhân đầu tiên được thuê khi Foxconn mở nhà máy ở khu vực phía nam Thâm Quyến vào năm 1988. Bắt đầu với công việc sản xuất như lắp các bộ phận vào bảng mạch theo cách thủ công, Vương làm việc 10 năm tại Foxconn và trở thành trưởng nhóm.
Năm 1998, bà tự mình thành lập công ty. Cùng với anh trai, Vương thành lập nhà máy sản xuất các sản phẩm như dây điện và vỏ tivi.
Theo các nhân viên của Luxshare, Vương ngưỡng mộ người sáng lập Foxconn Terry Gou và thích dẫn lại lời ông khi nói chuyện với nhân viên, đặc biệt là trong những năm đầu.
Foxconn cũng là khách hàng lớn nhất của Luxshare, đứng trên Luxshare một bậc trong chuỗi cung ứng điện tử. Bản cáo bạch của Luxshare năm 2010, khi công ty này ra mắt công chúng, cho biết khoảng một nửa doanh thu hoạt động trong ba năm trước đó đến từ Foxconn.
Ngay sau khi IPO, Vương và anh trai cô, Wang Laisheng, tiến hành một loạt thương vụ mua lại, hành động khiến công ty có biệt danh là “bạch tuộc” do có nhiều cánh tay nắm bắt các ngành kinh doanh mới. Một trong những giao dịch đó là sản xuất dây cáp cho iPad của Apple.
Theo Luxshare, Vương đã sử dụng phương châm yêu thích của mình để mô tả mối quan hệ với Apple: “Bay cùng phượng hoàng sẽ nuôi dưỡng những chú chim xuất sắc”.
Người giới thiệu sản phẩm Apple
Sau khi khẳng định là người dẫn đầu về dây cáp và đầu nối, Luxshare chuyển sang các sản phẩm liên quan bao gồm tai nghe và mô-đun máy ảnh.
Thương vụ mua lại năm 2016 đã mang lại chuyên môn giúp Luxshare đảm bảo các đơn đặt hàng cho AirPods, một sản phẩm đòi hỏi kỹ năng sản xuất phức tạp để đóng gói hàng trăm bộ phận vào một không gian nhỏ bé.
Apple đã cử các kỹ sư đến giúp đỡ Luxshare và nhận thấy rằng nhà thầu này có thể sản xuất AirPods mà không gặp nhiều lỗi. Vương thể hiện sự hiểu biết sâu sắc khi nói đến các sản phẩm của Apple, dễ dàng kể lại chi tiết về các mẫu MacBook và giao diện sạc của chúng.
“Các yêu cầu nghiêm ngặt của Apple đã tác động sâu sắc đến Luxshare”, Vương nói trong chuyến thăm năm 2017 của Cook. “Trong những năm qua, chúng tôi đã theo sát Apple và sự liên kết này đã thúc đẩy Luxshare hướng tới sự tăng trưởng và thịnh vượng.”
Vương là kiểu người nghiền ngẫm các thông số kỹ thuật mới nhất và đảm bảo Luxshare nắm vững. Không giống như người tiền bối khoa trương đến từ Foxconn, Wang giữ thái độ khiêm tốn trước công chúng.
Một loạt thương vụ mua lại khác đã đưa Luxshare lên vị trí hàng đầu trong danh sách nhà cung cấp của Apple. Năm 2020, hãng tiếp quản các cơ sở sản xuất iPhone tại Trung Quốc từ nhà lắp ráp Wistron.
Trong vài năm qua, các nhà cung cấp của Apple, bao gồm cả Foxconn, ngày càng không hài lòng về tỷ suất lợi nhuận thấp trong hoạt động kinh doanh với công ty Mỹ.
Và về phía Apple, rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một công ty đã lộ rõ vào cuối năm 2022, khi tình trạng bất ổn của công nhân xảy ra với Foxconn trong những ngày cuối cùng của lệnh phong tỏa vì Covid-19.
Apple ngay lập tức có lời giải cho bài toán khó với sự gắn kết nhiều hơn với Luxshare. Năm ngoái, khách hàng lớn nhất của Luxshare chiếm hơn 73% doanh thu của công ty (được cho là Apple).
Sự phụ thuộc đó đã gây ra một số lo ngại cho các nhà đầu tư Luxshare vì công ty cũng có tỷ suất lợi nhuận thấp từ hoạt động kinh doanh lắp ráp.
Lợi nhuận ròng năm ngoái chỉ bằng khoảng 4% doanh thu. Công ty cho biết vào cuối tuần trước rằng doanh thu trong quý từ tháng 7 đến tháng 9 đã giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù lợi nhuận vẫn tăng. Cổ phiếu đã giảm gần một nửa so với mức đỉnh ba năm trước.
Vương cho biết Luxshare không nên phụ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng lớn và bắt đầu mua lại cũng như đầu tư vào các nhà cung cấp xe điện.
Luxshare đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp phụ tùng ô tô hàng đầu toàn cầu, hợp tác trực tiếp với các nhà sản xuất ô tô có thương hiệu.
Tuy nhiên, mối quan hệ Apple-Luxshare đang phát triển. Luxshare đang xử lý cái mà người trong ngành gọi là “giới thiệu sản phẩm mới” cho iPhone cao cấp năm 2024 của Apple, theo Ming-Chi Kuo, nhà phân tích tại TF International Securities.
Thuật ngữ này đề cập đến quá trình Apple làm việc với nhà lắp ráp để biến các thiết kế và nguyên mẫu sản phẩm thành một kế hoạch sản xuất chi tiết. Cho đến nay, vai trò đó gần như do Foxconn nắm độc quyền.
Luxshare cũng đang giúp Apple đa dạng hóa khỏi Trung Quốc bằng cách đầu tư bổ sung năng lực tại Việt Nam và Ấn Độ, theo tài liệu của Luxshare và những bên liên quan đến chuỗi cung ứng.
Vương cho biết tại cuộc họp với các nhà đầu tư vào năm 2020 rằng công ty muốn Việt Nam chiếm 30% tổng sản lượng mà không làm giảm dấu ấn của Trung Quốc.
Luxshare cũng đã bắt đầu chuẩn bị lắp ráp phiên bản thế hệ tiếp theo của kính thực tế ảo của Apple mà Kuo ước tính có thể đi vào sản xuất hàng loạt vào năm 2027.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng