Đây là cục máu đông mà một bệnh nhân đã ho ra từ phổi, nó nằm ngoài sự tưởng tượng của tất cả các bác sĩ
Hầu hết các bác sĩ sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy một cục máu đông tương tự thế này trong sự nghiệp của họ.
Không phải một mảnh san hô, rễ cây hay bất cứ thứ gì khác, hình ảnh dưới đây sẽ phá vỡ trí tưởng tượng của tất cả mọi người, kể cả vị bác sĩ đã chụp được nó. Chính xác thì đó là cục máu đông mà một người đàn ông 36 tuổi đã ho ra khỏi phổi.
Cục máu đông có kích thước khoảng 20x15 cm, màu đỏ tươi, mềm như thạch và có nhiều nhánh. Dựa vào cấu trúc nhánh này, các bác sĩ ngay lập tức đoán ra nó đã hình thành trong phế quản bên phải của bệnh nhân.
Hai vị bác sĩ đã chụp tấm ảnh là Gavitt A. Woodard và Georg M. W Dieselthaler, đều đến từ Đại học California San Francisco. Bởi độ hiếm gặp của nó, họ đã báo cáo trường hợp này trên tạp chí Y học Hình ảnh lâm sàng New England.
Đây là cục máu đông mà một bệnh nhân đã ho từ phổi ra, nó nằm ngoài sự tưởng tượng của tất cả các bác sĩ
Mô tả trong báo cáo, bác sĩ Woodard và Dieselthaler cho biết họ đã chăm sóc một bệnh nhân 36 tuổi bị suy tim mạn tính. Anh này nhập viện trong tình trạng trái tim chỉ hoạt động ở 20% công suất. Các bác sĩ đã phải sử dụng máy tim phổi nhân tạo để bơm máu và duy trì mạng sống cho anh ta.
Trong quá trình này, một chất chống đông máu gọi là heparin đã được truyền liên tục vào cơ thể người bệnh nhân. Một tuần sau đó, bệnh nhân có dấu hiệu bị chảy máu trong nhẹ và suy hô hấp. Trong một cơn ho, là triệu chứng phổ biến của tình trạng này, người đàn ông 36 tuổi đã tống ra bên ngoài một cục máu đông nguyên hình cây phế quản phải.
Sau những cái nhìn kinh ngạc, các bác sĩ đã đặt nội khí quản cho anh ấy và sau đó bệnh nhân không còn chảy máu trong nữa. Quá trình điều trị vẫn diễn ra bình thường, cho đến một tuần sau đó, bệnh nhân không may chết do biến chứng suy tim.
Giải thích về cục máu đông có một không hai, bác sĩ W Dieselthaler nói rằng việc sử dụng máy bơm hỗ trợ tuần hoàn đòi hỏi phải có thuốc chống đông máu, để làm cho máu lỏng hơn và ngăn ngừa các cục máu đông hình thành. Mặc dù vậy, điều này có nguy cơ khiến bệnh nhân bị chảy máu trong và không kiểm soát được.
Có khả năng cao, máu của người đàn ông đã chảy từ tim vào cây phế quản. Ở đó, chúng bị vón cục và sau đó đông lại bất chấp sự có mặt của chất chống đông. Người đàn ông lên cơn ho khi bắt đầu bị suy hô hấp. Và trong một đợt ho dữ dội, anh ta đã tống được cục máu đông ra ngoài.
Bác sĩ Dieselthaler và nhóm của ông phát hiện ra nó không phải một cục máu đông bình thường. Khi họ cẩn thận tách nó ra thành từng phần, kết quả nhận được là một cấu trúc gần như hoàn hảo trong đường hô hấp. Dựa vào các nhánh, vị bác sĩ ngay lập tức biết đó là cây phế quản trong phổi phải bệnh nhân.
Cục máu đông giữ được nguyên vẹn hình dạng, thay vì bị phá vỡ, là do nồng độ cao của fibrinogen, một loại protein trong huyết tương giúp hình thành cục máu đông. Bệnh nhân bị nhiễm trùng làm nặng thêm tình trạng suy tim và có thể gây ra sự tích tụ fibrinogen trong máu.
Bản thân cục máu đông khá mềm, bởi vậy, việc ho nó ra không làm tổn thương đường thở của bệnh nhân
Bác sĩ Woodard bổ sung thêm rằng kích thước cực kỳ lớn của cục máu đông khiến cơ thể bệnh nhân đáp ứng bằng cách tạo ra một lực mạnh ở bên ngực phải, nhắm tống được nó ra ngoài trong một cơn ho.
Bản thân cục máu đông khá mềm, bởi vậy, việc ho nó ra không làm tổn thương đường thở của bệnh nhân. Cục máu nhìn thì giống một mảnh cao su cứng và dai, nhưng thực ra nó mỏng manh đến nỗi các bác sĩ phải hết sức nhẹ nhàng khi muốn tách nó ra.
Báo cáo trên tạp chí Y học Hình ảnh lâm sàng New England, các bác sĩ cho biết đây là một trường hợp y tế cực kỳ hiếm. Hầu hết các bác sĩ sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy một cái gì đó tương tự như thế này trong sự nghiệp của họ.
Mặc dù có nhiều điều kiện khác có thể dẫn đến việc ho ra một phôi phế quản, bao gồm nhiễm trùng và bệnh hen suyễn hoặc rối loạn bạch huyết (có thể gây ra sự tích tụ chất nhầy hoặc chất lỏng bạch huyết), bác sĩ Dieselthaler khẳng định rằng kích thước của cục máu đông mà họ ghi nhận được là chưa từng có.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên", bác sĩ Wththaler nói. "Sự ngạc nhiên của chúng tôi là thứ bạn có lẽ không hình dung hết được [khi không có chuyên môn]. Ý tôi là, điều này rất, rất, rất hiếm".
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng