Đây là điện thoại gập đắt nhất Việt Nam: Giá sương sương cỡ... 19 chiếc Galaxy Z Flip7 bản 512GB
Trong khi điện thoại gập đang dần trở nên phổ thông nhờ mức giá ngày càng dễ tiếp cận từ các hãng như Samsung hay Oppo, thì Vertu (thương hiệu điện thoại xa xỉ đến từ Anh) lại chọn đi theo hướng ngược lại.
- Lộ diện điện thoại gập mới của Google: Chỉ vượt mặt Galaxy Z Fold7 ở điểm này, còn lại như... "đồ cổ"
- Galaxy Z Flip7 lần đầu tiên có thể biến thành máy tính, sếp Samsung giải thích lý do vẫn cần tính năng này dù ai cũng có laptop và PC
- Triển khai Android 16 nhanh chưa từng có trên Galaxy Z Fold7 và Flip7, sếp Samsung tiết lộ cơ chế mới giúp đạt tốc độ kỷ lục
Ngày 14/7 vừa qua, Vertu chính thức giới thiệu mẫu điện thoại gập mới nhất mang tên Quantum Flip, với mức giá có thể lên tới hơn 600 triệu đồng cho phiên bản cá nhân hoá cao cấp nhất, tương đương 19 chiếc Galaxy Z Flip7 bản 512GB, vốn đang có giá chính hãng 32.990.000 đồng.

Khác với phần lớn điện thoại gập trên thị trường tập trung vào cấu hình và thiết kế mỏng nhẹ, Quantum Flip đặt trọng tâm vào ba yếu tố: thủ công, bảo mật và tính độc bản. Máy được hoàn thiện từ các vật liệu cao cấp như đá Agate tự nhiên, khung thép 1800 MPa, gốm phủ tinh thể và sở hữu bản lề "King Kong" có khả năng gập mở hơn 650.000 lần.


Màn hình chính là tấm nền OLED 6.9 inch, 120Hz, kèm màn phụ 3 inch bên ngoài. Máy chạy trên nền Snapdragon 8 Elite, con chip 3nm đầu tiên dành riêng cho điện thoại gập, đi kèm RAM 16GB, bộ nhớ trong 1TB, và hệ thống tản nhiệt buồng hơi công suất lớn. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất nằm ở lớp bảo mật ba tầng gồm mã hoá lượng tử BB84, chip bảo mật vật lý, và chế độ tự xoá dữ liệu khẩn cấp.
Vertu cũng tích hợp một trợ lý AI cá nhân hoá, phản hồi trong chưa đến 0,3 giây, hỗ trợ hơn 2.000 tác vụ và có thể dịch thời gian thực cả văn bản lẫn giọng nói. Rõ ràng, hướng đi của Quantum Flip không nằm ở việc chạy đua cấu hình, mà tập trung vào trải nghiệm công nghệ "đo ni đóng giày" cho nhóm khách hàng riêng biệt.






Hãng cho biết mỗi chiếc Quantum Flip có thể được tuỳ biến sâu theo yêu cầu khách hàng, từ khắc tên, lựa chọn chất liệu đá quý, da cao cấp, thậm chí thêm kim loại quý vào khung máy. Với các bản cá nhân hoá, giá bán có thể vượt ngưỡng 600 triệu đồng, có thể xem ngang ngửa như một chiếc SUV phổ thông.
Về mặt kỹ thuật, đây có thể không phải là chiếc điện thoại mạnh nhất thị trường. Nhưng với Vertu, mục tiêu không phải là đứng đầu bảng xếp hạng hiệu năng, mà là cung cấp một thiết bị "độc bản" cho người dùng với nhu cầu không có hai chiếc giống nhau, đồng thời duy trì sự riêng tư ở mức cao nhất.

Sự kiện ra mắt Quantum Flip cũng đánh dấu bước tiếp theo trong mối quan hệ giữa Vertu Global và Vertu Việt Nam. Sau ba năm hợp tác, Vertu Global tiếp tục trao quyền phân phối độc quyền cho đối tác tại Việt Nam - một trong số ít thị trường châu Á mà thương hiệu này đánh giá là "giữ được tinh thần nguyên bản của Vertu".
Theo bà Yulina, đại diện truyền thông của Vertu Global: "Vertu Việt Nam không chạy theo số đông, không làm thương hiệu trở nên đại trà. Đó là lý do chúng tôi tiếp tục đặt niềm tin vào họ."






Với mức giá hơn 600 triệu đồng, tương đương một chiếc SUV phổ thông tại Việt Nam, Quantum Flip rõ ràng không phải là thiết bị dành cho số đông. Tuy nhiên, trong một thị trường nơi smartphone đang ngày càng giống nhau cả về hình thức lẫn trải nghiệm, Vertu đang cố giữ lại một điều gì đó: khái niệm điện thoại như một món đồ cá nhân hóa sâu sắc, như một chiếc đồng hồ thủ công hay một món trang sức độc quyền.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đỉnh cao DIY: Người đàn ông tự làm CPU bằng chip nhớ cũ, hàn mọi thứ bằng tay và viết 1800 dòng code để nó hoạt động
Chip này thậm chí còn chơi được cả bộ phim The Matrix trên màn hình VFD nữa!
Sếp Samsung kể về mối quan hệ với Google: Từng có khởi đầu "đau đớn" khi phải viết lại toàn bộ code, giờ đây cùng nhau kiến tạo tương lai của Android