Vật liệu làm màn hình và các linh kiện bên trong máy có thể tăng nguy cơ "ngã sấp mặt" của smartphone từ 50% lên đến hơn 60%.
Những ai đã từng chịu cảnh smartphone của mình bất thình lình rơi thẳng xuống đất đều biết hậu quả là gì sau khi sự kiện đó xảy ra: vỡ màn hình cảm ứng. Chắc chắn ai cũng nghĩ rằng "tại sao lại úp mặt xuống đất chứ không phải là úp lưng?", giáo sư vật lý học Robert Matthews thuộc trường đại học Aston (Anh) đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề này - định luật Murphy, hay còn biết đến với cái tên định luật bánh bơ.
Quá trình lộn vòng của smartphone trước khi chạm đất.
Giáo sư Matthews đã tìm ra một công thức "lằng nhằng" để giải thích vì sao điện thoại luôn "sấp mặt" khi rơi xuống đất. Ông cũng cho biết rằng vật liệu làm màn hình và các linh kiện bên trong máy có thể tăng nguy cơ úp mặt của smartphone từ 50% lên đến hơn 60%, Khi điện thoại rơi khỏi tay người dùng thì trước khi chạm đất nó sẽ có chuyển động lộn vòng do mặt phẳng của màn hình máy hợp với mặt phẳng ngang trên ngón tay song song với mặt phẳng đất một góc nào đó. Công thức dự đoán khả năng sấp mặt của smartphone được hiển thị như sau:
Với L là chiều dài của máy, g là gia tốc trọng trường, p = 2δ/L là tham số nhô với δ là khoảng cách nhô ra của trọng tâm máy so với điểm tiếp xúc giữa máy vào ngón tay và θ là góc của máy hợp với mặt phẳng ngón tay khi nó bắt đầu rơi khỏi đó. Giáo sư Matthews đã khẳng định với công thức này thì việc chúng ta để yên chiếc điện thoại rơi tự nhiên thay vì cố gắng đỡ nó sẽ làm giảm khả năng điện thoại bị lộn vòng trước khi lao xuống mặt đất, điều này sẽ hạn chế việc smartphone bị sấp mặt hơn.
Quay lại với định luật Murphy, định luật này có nội dung chính như sau: "Nếu một việc có thể diễn tiến xấu, nó sẽ diễn tiến đúng như thế" (Anything that can go wrong, will go wrong). Hoặc có thể hiểu cụ thể ra như thế này: "Nếu có hai hay nhiều cách để làm một điều gì đó, và một trong những cách này có thể dẫn đến thảm họa, thì mọi người thường chọn cách đó".
Định luật này bắt nguồn từ việc một sai sót tưởng chừng như không thể xảy ra đối với một thí nghiệm khi chuyên gia tên lửa Edward Murphy đấu nhầm cực của một dây điện khiến thí nghiệm thất bại. Về sau ông đã chứng minh định luật này bằng cách dùng hiện tượng “bánh mì phết bơ” để chứng minh ra nó vào năm 1949. Hãy tưởng tượng, nếu bạn đánh rơi miếng bánh sandwich thơm ngon có phết bơ lên một mặt. Chắc chắn trong đa số lần, miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặt có bơ xuống đất.
Đinh luật này về sau được coi như một lời cảnh báo, nếu không muốn tình huống xấu xảy ra, hãy hạn chế sai sót hết mức có thể. Bởi chỉ cần có khả năng, việc xấu có rất nhiều cơ hội trở thành hiện thực. Không ít nhà khoa học phủ nhận định luật Murphy và khẳng định đó chỉ là kết quả của việc chọn lọc ký ức: Ta thường nhớ lâu hơn những gì không tốt nên cảm thấy chúng thường xảy ra hơn. Để chứng minh Murphy sai, họ đã nỗ lực tính toán, thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trong tất cả các lĩnh vực nhưng đều thất bại.
Chính Robert Matthews là người đã nâng tầm định luật Murphy từ một câu nói vui thành một quy luật tự nhiên triết học bằng cách chứng minh nó thông qua công thức toán học. Kết quả này mang đến cho Robert Mathews giải Ig Nobel Vật Lý năm 1996. Từ ngày công bố, kể cả những thời điểm chưa tìm ra công thức Murphy, định luật Murphy vẫn rất phổ biến trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, một môi trường vốn khắc nghiệt và không khoan nhượng với sai lầm.
Thậm chí, một cơ quan nổi tiếng như NASA cũng tin dùng luật Murphy như kim chỉ nam để tránh những thiếu sót “tưởng chừng không thể mắc phải”. Ai có thể tin được chỉ một mẩu dây điện sờn lại khiến tên lửa LockMart Titan 4 nổ tung vào năm 1998, và sự nhầm lẫn khó tin giữa đơn vị đo met với đơn vị đo feet khi thiết kế đã làm tàu thăm dò Mars Climate Orbite của NASA lao thẳng xuống bề mặt Sao Hỏa vào năm 1999.
Đến nay, luật Murphy không chỉ phổ biến trong các ngành công nghiệp kỹ thuật đòi hỏi độ an toàn cao mà còn biến thể thành nhiều nguyên tắc cho các lĩnh vực khác như: luật Murphy trong khoa học, luật Murphy trong tình yêu, luật Murphy trong kinh tế…
Tham khảo DailyMail, Murphy'sLaws
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng