Đây là lý do tại sao các nhà sáng lập WhatsApp lại từ chức, và rõ ràng điều đó chẳng tốt chút nào
Năm ngoái, nhà sáng lập WhatsApp, Jan Koum, bất ngờ từ chức khỏi vị trí của mình tại Facebook, nguyên nhân được cho là xuất phát từ những vấn đề về quyền riêng tư.
Hôm qua, trong một bản tin đăng trên tờ New York Times, chúng ta đã biết được lý do thực sự đằng sau sự ra đi này. Bản tin cho biết Facebook đang có kế hoạch tích hợp Messenger, Instagram, và WhatsApp vào một hệ thống độc nhất sử dụng cùng giao thức và có thể là cùng một phần mềm đầu cuối. Cũng theo bản tin này, mọi dịch vụ nêu trên từ nay sẽ sử dụng mã hóa hai chiều, nhưng nhiều quan ngại về quyền riêng tư khác đã khiến các nhân viên WhatsApp lo lắng đến mức họ đã hoặc đang có kế hoạch rời khỏi công ty này.
Tờ Times viết như sau:
"Vào ngày 7/12, các nhân viên đã tụ tập quanh các microphone tại các văn phòng của WhatsApp để hỏi Zuckerberg tại sao anh ấy lại quyết đầu tư vào việc sáp nhập các dịch vụ như vậy. Một số nói rằng câu trả lời của Zuckerberg đầy mập mờ và vòng vèo. Nhiều nhân viên WhatsApp đã hoặc lên kế hoạch rời khỏi công ty bởi kế hoạch của Zuckerberg."
Hiện tại, không như các dịch vụ khác, WhatsApp không lưu giữ tin nhắn, và người dùng có thể đăng ký mà chỉ cần dùng một số điện thoại thay vì bất kỳ thứ gì khác có thể khiến danh tính của họ bị tiết lộ.
Tờ Times nêu ra rằng một khi tích hợp các dịch vụ lại với nhau, một người dùng có thể gửi tin nhắn cho người khác đang dùng một ứng dụng khác, và kế hoạch này có thể tạo ra một mạng lưới cực lớn với khoảng 4 tỷ người dùng - một vùng đất béo bở để Facebook kiếm tiền. Tuy nhiên, các nhân viên WhatsApp lại chưa thấy được bằng chứng nào chứng tỏ qua quá trình tích hợp, dịch vụ của họ sẽ có cơ hội mở rộng vào nước Mỹ, một thị trường tiềm năng có rất nhiều người dùng có giá trị cao.
Dù quá trình tích hợp Messenger, Instagram, WhatsApp hiện đã được Mark Zuckerberg đặt làm ưu tiên hàng đầu, nhưng anh này vẫn chưa đưa ra một mốc thời gian cụ thể nhằm thực hiện kế hoạch này.
Trong một thông báo của mình, Facebook cho biết muốn "gây dựng trải nghiệm nhắn tin tốt nhất có thể; và mọi người muốn nhắn tin nhanh, đơn giản, đáng tin cậy, và riêng tư. Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu để nhiều sản phẩm nhắn tin sử dụng mã hóa hai chiều hơn, và đang cân nhắc nhiều cách để việc liên lạc với bạn bè và gia đình giữa các mạng lưới trở nên dễ dàng hơn".
"Như bạn có thể đoán được, có rất nhiều cuộc thảo luận và tranh cãi nổ ra khi chúng tôi bắt đầu quá trình nghiên cứu để tìm mọi chi tiết có thể giúp kế hoạch này thành công".
Tham khảo: MSPowerUser
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng