Cân gì phải mang rác ra lò đốt trong khi ta có được cái lò đồ tự nhiên khổng lồ ở trên trời cao kia phải không?
Hàng tấn rác thải đang nằm tại Trái Đất, trong số ấy không ít là những chất thải phóng xạ độc hại, người ta hỏi rằng tại sao không ném quách đống đó lên Mặt Trời, để cho quả cầu lửa khổng lồ kia đốt hết rác cho nhẹ nợ?
Rõ ràng rằng để lên được vũ trụ thì ta cần tên lửa. Nhưng việc phóng tên lửa không đơn giản như việc bạn gấp máy bay giấy rồi phóng ra cửa sổ đâu. Và hiển nhiên đó cũng không phải là cách ít tốn kém nhất để xử lý rác thải.
Hơn nữa, việc phóng tàu vũ trụ lên Mặt Trời khó hơn nhiều lần bạn tưởng tượng, nếu bạn so sánh với việc lên Mặt Trăng hay đưa robot khám phá lên Sao Hỏa.
Hãy phân tích sự khó khăn ấy, trước hết với vấn đề tên lửa có thể phát nổ. Bạn nhét cả tấn chất thải phóng xạ vào đó, lỡ mà nó phát nổ thì hậu quả sẽ thực sự khó lường.
Hãy tính tới trường hợp tốt đẹp hơn, tên lửa an toàn và không hề phát nổ. Nhưng từng đó vẫn chưa đủ, bởi quá trình phóng tên lửa vẫn sẽ gặp vô vàn khó khăn.
Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời với tốc độ 30km/s. Để cho một tên lửa đó mang được “món quà quý giá” mà chúng ta định tặng Mặt Trời thì nó phải bay ngược lại với hướng quay của quỹ đạo Trái Đất. Để so sánh với một con số cụ thể, tàu vũ trụ đưa Chân Trời Mới rời Trái Đât, con tàu nhanh nhất từng được phóng lên, chỉ bay lên với tốc độ 16 km/s.
Thực tế, ta chỉ cần phóng một con tàu vũ trụ với vận tốc 11 km/s, cùng hướng với hướng quay của quỹ đạo Trái Đất, để con tàu ấy có thể thoát được ra khỏi Hệ Mặt Trời. Điều đó có nghĩa là ta sẽ tốn ít năng lượng hơn để đi tới một ngôi sao khác, hơn là phóng tàu vũ trụ từ Trái Đất lên thẳng tới chính Mặt Trời của mình.
Nói sang một ngôi sao xa xôi nào đó thì có vẻ hơi “xa xôi”, chỉ cần so sánh ngay trong Hệ Mặt Trời của chúng ta thì cũng có thể thấy rõ. Ta có thể phóng tàu vũ trụ từ Sao Hỏa tới Mặt Trời còn dễ hơn là từ Trái Đất, bởi lẽ càng gần Mặt Trời thì tốc độ quay quanh nó càng tăng, và sẽ càng tốn nhiều năng lượng để vượt qua được tốc độ ấy. Không phải tự nhiên mà các nhà nghiên cứu tại NASA lại vẽ ra kế hoạch đưa vệ tinh thăm dò Mặt Trời bay vòng qua Sao Kim rồi mới vòng về thực hiện nhiệm vụ.
Lịch trình bay của vệ tinh thăm dò Mặt Trời.
Đó mới chỉ là về mặt công nghệ, về mặt tài chính thì sao?
Tính toán chỉ ra rằng ta đã phải tiêu tốn 200 triệu USD để mang 7 tấn hàng lên trạm vũ trụ. Vài năm trước, tính toán của The Atlantic cho thấy chúng ta thải ra 1 nghìn tỷ tấn rác mỗi năm. Và với từng đó rác, ta phải cần tới 168 triệu lượt phóng tàu vũ trụ mới có thể mang hết được lượng rác thải của một năm, với cái giá phải bỏ ra khổng lồ là 33.696.200.000.000.000 USD. Nghe tin rằng SpaceX sẽ cắt giảm được nửa chi phí lên vũ trụ của chúng ta, chúng ta cũng vẫn không thể với tới được con số khổng lồ đó.
Vậy nên, việc mang rác thải ra ngoài vũ trụ tốn kém hơn bạn tưởng nhiều. Đừng một lần nữa thắc mắc tại sao ta lại không mang rác thải quẳng ra vũ trụ/Mặt Trời/hố đen
Tham khảo Popular Mechanics
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng