Ném chai vào lửa là một phương pháp không hề có chút hiệu quả nào, thậm chí còn rất có hại cho môi trường.
- Confetti lại bị tố gian lận, 11 người thắng giải có nhiều điều bất thường
- Một website sẽ trả 1000 USD cho fan nào "cày" hết 20 phim Marvel theo đúng trình tự
- Jeff Bezos lấy một câu nói làm động lực còn nguồn cảm hứng của Steve Jobs và nhiều doanh nhân hàng đầu khác lại tới từ 9 cuốn sách tuyệt vời này: Cuốn số 9 rất quen thuộc với nhiều người!
Vụ hỏa hoạn ngày 23/3 tại Hà Tĩnh đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân . Ngọn lửa đã bùng phát dữ dội từ một xưởng ép thủy lực ô tô ở thị trấn Tây Sơn huyện Hương Sơn rồi nhanh chóng lan sang nhiều ngôi nhà xung quanh.
Đáng chú ý là khi hỏa hoạn xảy ra, nhiều người dân đã ném những chai nước nhựa vào đám cháy để dập lửa. Hàng trăm chai nhựa được tung ra, những mong ngọn lửa phần nào được giảm bớt. Nhưng dù đã nỗ lực, vụ hỏa hoạn nhanh chóng bao trùm căn nhà rồi lan sang các căn bên cạnh.
Ném chai nước để dập lửa - ý tưởng này thoạt nghe thì có vẻ hợp lý. Nhựa gặp lửa sẽ chảy rất nhanh, giải phóng nước bên trong mà không khiến người chữa cháy bị thương. Nhưng bạn có biết tại sao đến bây giờ mình mới nghe đến cách làm này không?
Đó là vì không một nơi nào trên thế giới làm nó cả. Bởi nó không hề hiệu quả một chút nào.
Tại sao ném chai nước vào lửa là vô ích?
Nhựa để làm các chai nước trên thị trường hiện nay hầu hết là PET - polyethylene terephthalate, với nhiệt độ nóng chảy rơi vào khoảng 250 - 260°C. Trong khi đó, một đám cháy có nhiệt độ khoảng 600 độ, nên khi tiếp xúc, chai nhựa sẽ chảy ngay tắp lự.
Còn khi chai nhựa chứa đầy nước thì sẽ hơi khác một chút. Chai nhựa sẽ trở nên lỳ lợm hơn rất nhiều, giống như bức hình sau đây: chai nhựa dù đặt lên lửa nhưng vẫn không hề nóng chảy.
Lý do là bởi nước là một chất dẫn nhiệt rất tốt. Nhiệt độ nóng chảy của nhựa cao hơn nhiệt độ sôi của nước, vậy nên nước lúc này đóng vai trò như một bể giữ nhiệt, ngăn không cho nhựa chạm đến điểm tan chảy.
Tuy nhiên, quay trở lại với vụ hỏa hoạn. Khi ném một chai nhựa đầy nước vào đám cháy, nó sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Nhựa chảy ra quá chậm, khi nước ra được ngoài cũng đã đạt đến nhiệt độ sôi, trong khi ngọn lửa có quá nhiều nguyên liệu để khiến vụ cháy lan tỏa với tốc độ nhanh.
Đó là chưa kể đến các loại khí sinh ra khi nhựa tan chảy. Nếu là nhựa PET, sản phẩm tạo thành là CO2 và nước thì không sao, nhưng nếu sử dụng các loại nhựa khác như polistyrene, pvc, nylon... hậu quả có thể rất kinh khủng. Khi cháy, các loại nhựa này có thể sinh ra khí độc cyanide, cực kỳ có hại cho sức khoẻ con người.
Tham khảo: LiveScience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng