Đây là mô hình kinh doanh tiềm năng nhờ 'ăn theo' sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới
Dropshipping là ô hình bán hàng mà người bán không cần phải nhập trước sản phẩm, chỉ khi có đơn đặt hàng mới tiến hành nhập sản phẩm trực tiếp từ nhà cung cấp và giao cho người mua.
Năm 1994, Amazon thành lập và mở ra kỷ nguyên phát triển thần kỳ của ngành thương mại điện tử thế giới. Nhiều mô hình kinh doanh ra đời dựa trên sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT). Các mô hình này nhanh chóng được dân buôn bán tại các nước phát triển sớm nắm bắt và vận dụng rộng rãi, thu lợi nhuận tiền tỉ mỗi tháng.
Trong đó có Dropshipping, một phương pháp bán hàng với rất nhiều lợi thế, phổ biến và được khai thác rộng rãi tại các nước khu vực châu Âu - châu Mỹ tuy nhiễn vẫn là một khái niệm khá xa lạ tại Việt Nam
Dropshipping: Mô hình kinh doanh ít vốn
Đây là mô hình bán hàng mà người bán không cần phải nhập trước sản phẩm, chỉ khi có đơn đặt hàng mới tiến hành nhập sản phẩm trực tiếp từ nhà cung cấp và giao cho người mua. Nhà cung cấp sẽ đóng gói và gửi hàng cho người mua bằng thông tin của người bán. Do đó, họ chỉ cần làm việc với nhà cung cấp, quảng cáo và chăm sóc khách hàng mà không cần trực tiếp xử lý sản phẩm.
Mô hình dropshipping cắt bỏ yếu tố tồn kho.
Nói cách khác, Dropshipping cắt bỏ yếu tố tồn kho, chỉ dựa trên nhu cầu thật sự của khách hàng để nhập hàng. Mô hình này khắc phục những nhược điểm lớn của phương pháp kinh doanh nhập hàng truyền thống, giảm chi phí vốn, rủi ro "ôm" hàng khi kinh doanh không thuận lợi.
Mọi giao dịch từ Dropshipping, từ việc người mua đặt hàng đến nhập sản phẩm từ nhà cung cấp đều được thực hiện trên internet. Do đó, người bán có thể bán hàng thảnh thơi mọi lúc, mọi nơi.
Cho đến nay, Dropshipping vẫn là mô hình được các dân buôn phương Tây ưa chuộng bởi tính hiệu quả và khả thi của nó. Điều này phần lớn nhờ vào sự phát triển ở mức cao và hoàn thiện của thương mại điện tử tại châu Âu, châu Mỹ, tạo điều kiện tối đa cho dropshipping.
Mô hình dropshipping nổi tiếng nhất thế giới từ liên minh Shopify (Mỹ) - Aliexpress (Trung Quốc) đã rất quen thuộc với cộng đồng kinh doanh xuyên biên giới.
Từ lâu, dân buôn phương Tây đã có sẵn một kênh nhập hàng giá gốc, mẫu mã đa dạng, độc đáo từ Trung Quốc và dropship ngay trên nền tảng thương mại điện tử Shopify. Mô hình Shopify - Aliexpress gần như hoàn thiện và tiên tiến nhất thế giới, từ khâu nhập hàng, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo đến việc chăm sóc khách hàng trước và sau mua, giúp cho người bán dễ dàng, thuận tiện hơn khi kinh doanh dropshipping.
Người Tây cũng đã quen thuộc với mua sắm trực tuyến, đó là lí do Amazon đã và đang ăn nên làm ra trong hơn 2 thập kỷ vừa qua. Thu nhập trung bình của dân Tây Âu khá cao, giúp họ chi tiêu nhiều hơn khi mua sắm trực tuyến.
Ngoài ra, thanh toán điện tử cũng phát triển rất mạnh mẽ tại đây. Việc thanh toán trực tuyến được đảm bảo và an toàn hơn, khiến người tiêu dùng không ngại trả tiền trước cho đơn hàng. Điều này góp phần hạn chế tình trạng "bom" hàng thường gặp tại các thị trường ưa chuộng COD (giao hàng - trả tiền) như ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ Dropshipping
Chính vì những lợi thế trên, không ít dân buôn phương Tây đã thành công và đạt thu nhập khủng với mô hình dropshipping.
Thành công của anh Trevor Chapman – một dropshipper nổi danh người Mỹ đã trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng kinh doanh xuyên biên giới. Chia sẻ với đài CNBC, anh Chapman cho biết shop online LDSman.com đã thu được 2 triệu đô chỉ trong vòng 6 tháng hoạt động, tương đương doanh thu trung bình là 350.000 USD/tháng. Bí quyết thành công của Chapman bắt nguồn từ việc anh chọn đúng sản phẩm để kinh doanh dropshipping.
Anh Chapman bắt đầu khá đơn giản với tên miền với giá 2,99 USD/năm và tạo website bán hàng của Shopify với giá dùng thử là 14 USD/tháng, phí chạy quảng cáo Facebook 100 USD/ngày. Dropshipper người Mỹ thành công với sản phẩm ghế bơm hơi có giá 59,99 USD (giá gốc 4,99 USD) và nhiều sản phẩm độc đáo khác được nhập trực tiếp từ Aliexpress.
Phần chênh lệch giữa giá nhập và giá bán thực tế khá lớn tạo ra tỉ lệ lợi nhuận biên cao, thêm vào yếu tố quảng cáo thu hút giúp anh Chapman nhanh chóng có nhiều đơn hàng, thu nhập cao và mở rộng quy mô kinh doanh.
Trevor Chapman dành phần lớn thời gian cho gia đình nhưng vẫn thu tiền tỷ mỗi tháng nhờ dropshipping. Ảnh: CNBC
Thương mại điện tử Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung phát triển khá sau muộn so với thị trường quốc gia Âu - Mỹ. Do đó, việc mang mô hình dropshipping áp dụng tại Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại lớn.
Trước nhất, cơ sở hạ tầng cho dropshipping vẫn còn chưa hoàn thiện. Dropshipping cần sự kết nối, đồng bộ dữ liệu giữa nền tảng bán hàng thương mại điện tử và nền tảng bán sỉ/bán buôn, tương tự như mô hình Aliexpress và Shopify. Trong khi đó, thị trường có trên dưới 20 sàn thương mại điện tử nhưng chỉ có Lazada, Shopee và Tiki cho phép người bán thực hiện các đơn hàng dropshipping trực tiếp từ nguồn hàng của nhà cung cấp.
Hạ tầng logistics phục vụ cho chuỗi cung ứng dropshipping vẫn đang rất rời rạc, chi phí cao. Chuỗi cung ứng dropshipping phải thông qua giai đoạn xử lý đơn hàng dropshipping bao gồm: tiếp nhận sản phẩm, gỡ bỏ nhãn – vận đơn của nhà cung cấp, dán nhãn của người bán, đóng gói, dán vận đơn với thông tin người bán, giao hàng đến người mua.
Hiện vẫn chưa có chưa doanh nghiệp nào có hệ thống đảm bảo tính kết nối, liên tục và đồng bộ dữ liệu với sàn bán sỉ và kênh bán lẻ. Chính vì vậy, việc vận hành dropshipping khá mất thời gian, dễ thất thoát hàng hóa và tốn kém chi phí cao.
Mức chi tiêu trên kênh thương mại điện tử của người tiêu dùng Việt cũng là điều đáng nói. Người Việt vẫn chưa sẵn lòng chi trả quá cao cho hàng hóa trên kênh online, do đó bạn không thể đặt giá quá cao. Theo báo cáo của Statista (10/2018), người Việt đang chi tiêu trung bình 45,58 USD/người trên kênh TMĐT, trong khi con số này tại thị trường Mỹ là 2,144 USD/người.
TMĐT Đông Nam Á còn bị phụ thuộc khá lớn vào phương thức thanh toán COD với hơn 75% giao dịch (theo Google và Temasek). Phương thức COD có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi nhuận từ mô hình dropshipping.
Như vậy, việc người Việt Nam có thể tận dụng mô hình bán hàng ưu việt, ít vốn, lợi nhuận cao như người Tây là điều hoàn toàn có thể. Nếu thực hiện thành công, đây có lẽ là bước tiến lớn cho thương mại điện tử nói riêng và ngành bán lẻ trực tuyến nói riêng trong việc tối ưu kinh doanh cho người bán, tạo thu nhập xã hội và tăng doanh thu cho ngành này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng