Rất có thể trong tương lai vài nghìn năm tới, loài người sẽ trở nên rất khác biệt...
Nếu đã từng được nghe nói về thuyết tiến hóa, hẳn bạn vẫn còn nhớ rằng đây là một quá trình rất dài và cực kỳ chậm chạp. Charles Darwin đã rất thành công trong việc tạo dựng nên ấn tượng đó, tuy nhiên, sự thực là chọn lọc tự nhiên vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ đối với mỗi cá thể sinh vật. Con người cũng không nằm ngoài quy luật đó, và đây là những bằng chứng cho thấy chúng ta đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục tiến hóa.
1. Tiếp tục uống sữa dù đã trưởng thành
Bú sữa là một đặc tính điển hình ở những loài động vật có vú, tuy nhiên, con người là loài duy nhất vẫn còn tiếp tục hấp thu sữa qua đường tiêu hóa. Mặc dù có đến hơn 75% dân số thế giới bị khó dung nạp lactose, nhưng đây vẫn là một trong những đặc tính cho thấy sự khác biệt giữa con người với các loài động vật có vú khác. Hầu hết các loài này, sau khi trưởng thành, sẽ giảm sản xuất enzyme lactose, enzyme có vai trò chính trong việc hấp thu các loại đường khác nhau.
Đột biến này có lẽ đã xảy ra từ cách đây 7500 năm, khi loài người bắt đầu sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa. Bơ, sữa và phô mai chính là những công cụ vô cùng hữu ích để con người có thể vượt qua được những mùa đông dài vô tận.
2. Sức đề kháng bệnh tật
Nói một cách khái quát, thì tiến hóa chính là việc chọn ra loài nào có khả năng sống sót cao nhất. Và một trong những khả năng đó chính là việc đề kháng với bệnh tật.
Sốt rét chính là ví dụ điển hình nhất cho thấy con người đã tiến hóa để chống lại bệnh tật tốt ra sao. Nếu đã từng biết tới căn bệnh này, hẳn bạn cũng đã biết tới mối liên quan giữa nó với một căn bệnh có tên là bệnh hồng cầu hình liềm. Để mô tả một cách đơn giản, hãy hình dung rằng, bạn sở hữu trong cơ thể mình một loại đột biến. Nếu chỉ có một phiên bản đột biến, bạn sẽ có sức đề kháng rất mạnh với ký sinh trùng sốt rét, nhưng nếu có tới hai phiên bản, bạn lại mắc chứng hồng cầu hình liều. Cùng với đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở các vùng dịch tễ sốt rét hoạt động mạnh, cư dân ở đây đã có vô số các đột biến khác nhau, giúp ngăn ngừa ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào hồng cầu, cũng như khiến hồng cầu trở nên khó vỡ hơn.
Và không chỉ có vậy, tiến hóa đã giúp con người tạo ra vô số các đột biến kháng lại bệnh hủi, lao và tiêu chảy trên các quần thể dân cư khác nhau.
3. Mắt xanh
Mắt xanh cũng là một kiểu hình mới xuất hiện, và các nhà khoa học đã xác định rằng nguồn gốc của nó là từ một đột biến cách đây khoảng 6000 tới 10000 năm.
Đột biến này tác động lên gen OCA2, mã hóa cho protein cần cho quá trình sản xuất melanin, sắc tố tạo nên màu cơ bản cho da, tóc và màu mắt. Do ảnh hưởng của đột biến này, hàm lượng melanin trong mắt giảm xuống, từ đó chuyển dạng màu mắt nâu và đen sang màu xanh.
4. Hít thở không khí loãng trên cao.
Sống trên dãy núi Himalayan với nồng độ oxy cực thấp, nhưng người Himalayan, qua nhiều thế hệ, đã thích nghi cực tốt với môi trường này. Và bí ẩn cho khả năng này được mã hóa trong chính bộ gen của họ.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành trên cộng đồng người này đã cho thấy, bộ gen của họ đã được mã hóa để sản xuất ra nhiều hơn hemoglobin chuyên chở oxy. Các nhà khoa học cho rằng đột biến này xuất hiện vào khoảng hơn 3000 năm về trước.
5. Sự biến mất của răng khôn
Không chỉ các bác sĩ răng hàm mặt, mà tiến hóa cũng góp phần “vặt” bớt những chiếc răng khôn của bạn. Trên con đường tiến hóa của mình, xương phần đầu có xu hướng mở rộng về phía hộp sọ, trong khi bộ hàm lại ngày càng thu hẹp lại. Sự thay đổi này có lẽ đã bắt đầu từ khi nền văn minh nông nghiệp ra đời từ hàng nghìn năm trước, khi chế độ ăn của loài người trở nên mềm mỏng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không còn cần tới một bộ nhá quá mạnh mẽ nữa, do đó, răng khôn sẽ được ẩn náu dưới lớp lợi, thay vì mọc lên và gây ra vô số những đau đớn và phiền phức.
6. Đỏ mặt khi dùng đồ uống có cồn
Hội chứng này, còn có một cái tên khác, hội chứng gương mặt châu Á, là một nét tiến hóa giúp bảo vệ người dân vùng Đông Á khỏi một loại ung thư nguy hiểm chết người. Nó bao gồm các biểu hiện đỏ mặt, choáng váng và nôn mửa khi uống rượu bia. Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hụt enzyme ALDH2. Mặc dù khá bất tiện nếu bạn phải ở trong một môi trường “không uống không được”, nhưng enzyme này là một chỉ thị sinh học cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản nếu uống nhiều rượu.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, đột biến này có lẽ đã xuất hiện từ khi nền văn minh lúa nước ra đời, thời điểm chúng ta đã sản xuất ra lượng lúa gạo đủ nhiều để chế biến rượu.
Tham khảo: Iflscience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng