Đây là những sinh vật có thể tự phát quang mà ai cũng nghĩ rằng chúng không có thật!
Thiên nhiên ẩn chửa những điều vô cùng kỳ lạ và trong có có nhũng sinh vật có thể tự phát quang sinh học, nhiều người khi nhìn vào hình ảnh phát quang của chúng có lẽ sẽ không thể tin được rằng chúng là những sinh vật ở hành tinh của chúng ta.
- Cá hổ Goliath có thể dài tới 2m, nặng 70kg và thậm chí không sợ cá sấu!
- "Đời tôi 3 nhà" đều dùng máy giặt cửa trên, dễ hiểu vì sao vẫn đầy người chọn mua dù không xịn bằng máy giặt cửa ngang
- Bí kíp ép cân của "Người phụ nữ khỏe nhất nước Anh" khiến các nhà khoa học té ngửa: ăn thật nhiều đồ ăn nhanh của McDonald’s
- Bão Mặt trời có thể khiến thế giới bị mất Internet trong vài tháng
- Những mật mã bí ẩn trong lịch sử mà cho tới nay vẫn chưa tìm được lời giải đáp
1. Luminescent Panellus
Đây là một loài nấm thường mọc thành đám trên các khúc gỗ và loài nấm này có khả năng phát quang sinh học vào ban đêm. Loài nấm này thuộc họ Mycenaceae, là loài điển hình của chi Panellus.
Còn được gọi là "hàu đắng" (bitter oyster) hay nấm phát quang, đây là một loài nấm được tìm thấy phổ biến ở Châu Á, Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ. Nó phát triển trên các gốc cây mục nát, khúc gỗ hay thân cây, và đặc biệt nhiều ở những cây bạch dương và cây sồi. Hiện tượng phát quang sinh học đặc biệt này thường được gọi là "foxfire" hay "fairy fire".
Loại nấm này phát sáng suốt cả ngày. Nhưng độ sáng của nó khá thấp so với các sinh vật phát quang sinh học khác và chúng chỉ có thể được nhìn thấy rõ nhất vào ban đêm. Giống như hầu hết sự phát quang sinh học khác, sự phát sáng của loại nấm này được tạo ra bởi phản ứng giữa enzyme luciferase và hợp chất luciferin, cả hai tên đều bắt nguồn từ từ tiếng Latinh " lucifer", có nghĩa là "ánh sáng".
2. New Zealand Glowworm
Thường được gọi là giun phát sáng New Zealand hoặc đơn giản là giun kim, chúng là một loài ruồi ăn nấm gnat đặc hữu của New Zealand. Giai đoạn ấu trùng sẽ tạo ra sự phát quang sinh học màu xanh lam.
Còn được gọi là "giun phát sáng", những sinh vật này là loài đặc hữu của New Zealand và được tìm thấy trong các hang động và bờ biển với độ ẩm cao.
Mặc dù có tên là giun nhưng chúng thực sự không phải là giun, thay vào đó chúng là ấu trùng và trứng của ruồi ăn nấm (Fungus gnat), một loại côn trùng bay, tạo ra sự phát quang sinh học màu xanh lam. Chúng phát ra ánh sáng để thu hút con mồi của chúng vào những sợi tơ có các giọt dính làm bẫy.
Sự phát quang sinh học của giun sáng được tạo ra trong một cơ quan bài tiết đặc biệt được gọi là "ống Malpighian", tạo điều kiện cho phản ứng luciferase-luciferin.
3. Comb Jellies
Sứa lược là một ngành nhỏ cùng với nhóm thích ti hợp thành nhóm động vật ruột khoang trong động vật đối xứng tâm, chúng di chuyển bằng các tấm lược, là tấm hình thành từ nhiều lông bơi.
Sứa lược là một nhóm động vật không xương sống có kích thước từ vài mm đến hơn 1,5 mét và được tìm thấy ở các vùng biển trên khắp thế giới.
Được đặc trưng bởi cấu trúc mảnh mai, giống như xúc tu được gọi là "lông mao" hoặc "răng lược", những sinh vật này đều có thể phát quang sinh học hay hiệu ứng cầu vồng hoặc cả hai.
Hiệu ứng cầu vồng được tạo ra trên lược của chúng là do sự tán xạ ánh sáng khi chúng di chuyển, trong khi hiệu ứng phát quang sinh học thường tạo ra ánh sáng xanh lam hoặc xanh lục chỉ có thể nhìn thấy trong bóng tối.
4. Electric Clam
Electric Clam là một loài ngao nước mặn, một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ biển thuộc họ Limidae, nghêu. Nó được biết đến với tên gọi sò lửa điện, sò vũ trường, ngao điện và ngao vũ trường. Ngao đã được đặt cho những biệt danh này vì các mô mềm của nó phát sáng như một quả bóng sàn nhảy.
Còn được gọi là "ngao disco", ngao điện là một loài hai mảnh vỏ được biết đến với những màn nhấp nháy ánh sáng. Được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới của khu vực trung tâm Ấn Độ - Thái Bình Dương, những con ngao này không thực sự phát quang sinh học như nhiều sinh vật biển khác mà chúng tự tạo ra ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con ngao này thực sự có các mô phản xạ cao ở rìa ngoài của lớp vỏ chứa các quả cầu nano làm bằng silica. Khi con ngao nhanh chóng lộ ra và giấu đi lớp mô mềm, nó sẽ tạo cảm giác rằng lớp mô đang nhấp nháy ánh sáng, nhưng trong thực tế nó chỉ phản chiếu ảnh sáng mà thôi.
5. Sea Sparkle
Noctiluca scintillans là một loài tảo giáp sinh sống tự do ở biển có khả năng phát quang sinh học. Đặc điểm phát quang sinh học của loài tảo này được tạo ra bởi một hệ thống luciferin-luciferase nằm ở trong hàng ngàn bào quan có hình cầu nằm ở khắp tế bào chất của sinh vật nguyên sinh đơn bào.
Sea Sparkle, hay Noctiluca miliaris, là một loài sinh vật phù du biển sống tự do, chúng thuộc loài tảo roi có đường kính thường từ 0,2 đến 2 mm và thường được tìm thấy dọc theo bờ biển, cửa sông và các khu vực biển nông nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
Chúng được biết đến với việc tạo ra một hiện tượng phổ biến được gọi là "mareel" hoặc "hiệu ứng biển sữa", trong đó chúng phát sáng màu xanh lam khi bị làm phiền bởi một thứ gì đó như sóng chẳng hạn.
Sea Sparkle có cấu trúc đặc biệt trong tế bào của chúng được gọi là "scintillons", nơi luciferase phản ứng với luciferin để tạo ra phát quang sinh học.
6. Flashlight Fish
Còn gọi là cá mắt đèn, cá đèn pin là một họ cá thuộc bộ Cá tráp mắt vàng. Họ này có 200 loài. Cá mắt đèn sinh sống ở vùng nhiệt đới trên toàn thế giới. Một số loài di chuyển đến vùng nước nông hoặc san hô vào ban đêm, hoặc nếu không, chúng chỉ sinh sống ở vùng nước sâu.
Còn được gọi là "cá lanterneye", cá đèn pin là một loài cá sống về đêm có các cơ quan ánh sáng đặc biệt dưới mắt chứa đầy vi khuẩn phát quang sinh học luôn phát sáng.
Chúng thường được tìm thấy ở các khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như Caribe, chúng sử dụng các cơ quan phát sáng của mình để giao tiếp, thu hút con mồi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng