Dậy từ 6h, làm thông 14 tiếng/ngày, "xem phim cũng chỉ nghĩ đến công việc": Làm tỷ phú thế thì có sướng?
Để có thể đưa Nvidia bay cao và sở hữu khối tài sản 73 tỷ USD - Jensen Huang phải đánh đổi nhiều thứ. Trong đầu ông 100% suy nghĩ là công việc và tràn ngập sự âu lo.
- Chuyện gì đã xảy ra với Kodak?
- Đâu là mẫu xe đáng mua trong phân khúc xe hạng A tại Việt Nam?
- iPhone dần hết thời: Doanh thu sụt giảm, Apple phải lấp liếm bằng vụ mua lại cổ phiếu 110 tỷ USD lớn nhất lịch sử, chỉ nói về mảng dịch vụ vốn đang bị kiện chống độc quyền
- Danh sách hàng loạt công ty lớn ở Mỹ cắt giảm nhân sự: Google sa thải hàng trăm nhân viên, nhìn sang Apple, Sony, Telsa mà CHOÁNG!
- Chỉ có thể là Bill Gates: 7 năm trước đã thấy trước một trật tự thế giới mới với các 'đặc vụ AI' kiến thức siêu nhiên như ChatGPT - một tay sau màn đưa Microsoft thành công ty 3.000 tỷ USD
Làm việc 14 tiếng/ngày
Điều hành một công ty trị giá 2 nghìn tỷ USD sẽ như thế nào? Hãy hỏi Jensen Huang.
Người sáng lập và CEO của Nvidia cho biết ông thường thức dậy lúc 6 giờ sáng, khởi động ngày mới bằng việc tập thể dục trước khi bắt đầu một ngày làm việc kéo dài 14 tiếng đồng hồ.
Bloomberg xếp ông là người giàu thứ 20 trên thế giới, với tài sản ròng ước tính là 73 tỷ USD, tăng 29 tỷ USD kể từ đầu năm.
Có vẻ như trở nên giàu có không phải việc dễ dàng, thậm chí là gánh nặng. "Tôi thức dậy mà chẳng có chút tự hào hay tự tin nào - tôi thức dậy chỉ toàn lo lắng và lo lắng", Jensen Huang – đồng sáng lập kiêm CEO của Nvidia nói với Hội nghị thượng đỉnh DealBook năm ngoái.
Đó là vì Nvidia gần như phá sản vào cuối những năm 1990, một ký ức mà ông cho rằng khó có thể quên đi. Giờ đây, công ty đã có sự phát triển vượt bậc nhờ cơn sốt AI, nâng tổng giá trị vốn hóa lên hơn 2 nghìn tỷ USD, chỉ đứng sau Microsoft và Apple.
Ở tuổi 61, Huang dường như không có dấu hiệu chậm lại và chắc chắn ông không hề lười làm việc. Người đứng đầu tập đoàn sản xuất chip được khao khát nhất giới cho biết ông làm việc mọi ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, luôn cảm thấy thư giãn vì yêu thích những gì bản thân đang làm.
Tuần trước, tại hội nghị Stripe Sessions, Huang nói với CEO của Stripe, Patrick Collison rằng một số người quan niệm "công việc tốt nhất là những công việc luôn mang lại hạnh phúc", nhưng ông không đồng ý với điều đó.
"Tôi làm việc từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ. Tôi làm việc bảy ngày một tuần. Ngay cả khi không làm việc, tôi cũng nghĩ về công việc, khi bắt tay vào làm việc, tôi tập trung cao độ. Tôi ngồi xem phim mà chẳng nhớ nổi nội dung vì lúc ấy chỉ mải nghĩ đến công việc", Huang mô tả.
Huang cho rằng cần phải cam chịu và nỗ lực để "thực sự trân trọng những gì bạn đã làm".
Ăn ở căng tin để kết nối với nhân viên
Huang cũng dành nhiều thời gian để nói chuyện với nhân viên. "Mọi người ngạc nhiên về lượng thời gian tôi dành để ăn ở căng tin, dù là bữa trưa hay bữa tối, mọi người bất ngờ về việc tôi dành thời gian thế nào cho các cuộc họp đủ loại với tất cả các cấp bậc nhân viên".
Sự nhấn mạnh vào giao tiếp cho phép ông quay trở lại với vai trò chính: "Người giám sát văn hóa". Không giống như nhiều CEO của Big Tech, Huang cho rằng bạn không thể làm được điều đó nếu suốt ngày chỉ tham gia các cuộc phỏng vấn báo chí.
"Nếu muốn trở thành người bảo vệ văn hóa, bạn không thể làm điều đó thông qua CNN hoặc thông qua các bài viết trên tạp chí Forbes. Thật không may, bạn phải làm điều đó chỉ với 1% thời gian, hoặc trước những đám đông lớn cùng một lúc, vì vậy tôi quyết định dành nhiều thời gian của mình để thực hiện điều này".
60 báo cáo trực tiếp
Huang được biết đến với phong cách lãnh đạo tận tâm và có khoảng 60 báo cáo trực tiếp, ông nói tại hội nghị Stripe Sessions. Ông cũng khuyến khích mọi người trong công ty gửi cho mình 5 điều họ nghĩ đến nhiều nhất.
"Tôi không làm việc riêng lẻ, đội ngũ nhân viên của tôi khá đông và hầu hết mọi điều tôi nói, tôi đều nói với tất cả mọi người cùng một lúc", ông cho hay.
Điều đó giúp giải quyết vấn đề và cho phép người khác học hỏi bằng cách cho họ "quyền tiếp cận thông tin như nhau" và nghe "lý do của giải pháp", từ đó "trao quyền cho mọi người".
Huang nói với Trường Kinh doanh Stanford rằng các CEO nên có nhiều người báo cáo trực tiếp nhất trong một tổ chức vì họ có thể giúp "dẫn dắt người khác đạt được sự vĩ đại, truyền cảm hứng và trao quyền cho người khác".
Xóa lịch trình để có thời gian rảnh
"Là một CEO, thời gian không phải lúc nào cũng là của bạn và vì vậy bạn cần phải có quy tắc để biến nó thành của mình", Huang nhấn mạnh.
"Tôi thường đến văn phòng và yêu cầu trợ lý xóa lịch trình làm việc để có thể lấy lại chút thời gian cho bản thân và đôi khi, bạn cũng đi đến kết luận rằng làm một CEO không ngủ là lựa chọn tốt. Đó luôn là một lựa chọn tốt vì không ngủ thì tất nhiên sẽ có nhiều thời gian hơn".
Huang cho biết một khía cạnh mà bản thân chuyên tâm dành thời gian là lập kế hoạch sản phẩm và lập kế hoạch chiến lược, thứ mà ông rất yêu thích kể từ trước đến nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng