Người ta vẫn nói vui rằng "hành là chính" ...
Bạn là một tỷ phú sở hữu cả một công ty vũ trụ, bạn đang muốn đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng để nghiên cứu hay thậm chí chỉ là đi du lịch và trải nghiệm thôi. Để chuẩn bị cho chuyến đi bạn lắp ráp một quả tên lửa, một bệ phóng tàu, xây dựng một đội ngũ mặt đất chất lượng. Trước khi cất cánh bạn còn thiếu cái gì?
Đấy là thủ tục giấy tờ hành chính, cơn ác mộng của nhiều người.
SpaceX, Blue Origin và mới đây nhất là Moon Express đều đã và đang hướng tới việc đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng. Nhưng để thực hiện được một sứ mệnh như vậy, thì công việc giấy tờ phiền hà hơn bạn tưởng nhiều.
Hồi năm 1967, trong cuộc đua lên vũ trụ, những cường quốc trên thế giới đã ngồi lại, và đặt ra vài luật lệ về việc đi lên không gian. Không chỉ để đề ra một số đạo luật nên có, mà còn để ngăn việc thế giới này bị hủy diệt. Như bạn đã biết, thời kì ấy nằm trong giai đoạn Chiến tranh lạnh và hiệp ước ấy sẽ là thứ bảo đảm cho không nước nào tự nhiên nảy ra “sáng kiến” đưa bom nguyên tử lên quỹ đạo Trái Đất.
Bệ phóng của Moon Express tại Mũi Canaveral.
Từ đó, Hiệp ước Vũ trụ được hình thành, trong đó nêu lên chi tiết các điều luật, việc giám sát chặt chẽ sẽ thuộc về từng nước với những chương trình vũ trụ riêng của mình hay với những sứ mệnh không gian của các công ty tư nhân. Những điều trên được tóm tắt lại bởi bà Joanne Irene Gabrynowicz, giám đốc Viện Luật vũ trụ Quốc tế.
Những cơ quan phi chính phủ tại Mỹ (bất cứ cái gì không phải NASA) phải đi qua một chu trình xin xỏ nghiêm ngặt được đặt ra bởi Cục Quản lý Hàng không Liên bang (FAA). Đây là cơ quan xử lý mọi thứ liên quan tới bay lượn trên bầu trời Mỹ, từ những chiếc máy bay một động cơ cho tới những quả khinh khí cầu, và cả những chuyến bay lên vũ trụ nữa.
Để kiểm soát một chuyến bay mang tính thương mại lên vũ trụ như vậy, cơ quan FAA phải kiểm tra tiềm lực tài chính của công ty, kiểm tra những tác động tới môi trường của việc phóng tàu, đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo nó phải hợp lý với chính sách của các nước khác và phải đủ các mặt bảo hiểm cho chuyến bay vũ trụ ấy, người phát ngôn của FAA Hank Price phát biểu.
Công ty Moon Express vừa rồi xin lên Mặt Trăng đã “đủ điều kiện với những thứ mà họ định mang lên Mặt Trăng như đủ độ an toàn về sức khỏe cũng như điều kiện tài sản, đáp ứng được chính sách trong và ngoài nước”, anh Price nói, nhưng đó vẫn chưa phải là giấy phép cho Moon Express được cất cánh.
Hệ thống tên lửa đẩy New Shepard của Blue Origin hồi năm 2015.
Toàn bộ việc xác nhận kia sẽ kéo dài ba tháng, với chu trình xét duyệt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng và nhiều ban ngành khác. Bước tiếp theo sau quá trình xét duyệt dài dòng đó, là đi xin giấy phép được phóng tàu.
Trong khi đó, họ có được thỏa thuận đồng ý phóng tàu (nôm na là hợp đồng thuê tên lửa) với Rocket Lab, một công ty chịu trách nhiệm phóng vệ tinh của các công ty khác lên quỹ đạo. Dự tính Moon Express sẽ đưa tàu lên không trung vào năm 2017.
Theo như họ nói trên website chính thức của mình, thì “Moon Express là công ty tư nhân đầu tiên được cấp phép đi ra khỏi thế giới này”. Điều này sẽ mang tính lịch sử, bởi lẽ đây sẽ là bước khởi đầu cho ngành thương mại vũ trụ, mà khởi đầu là những sứ mệnh thương mại Mặt Trăng như vậy. Một bước nhỏ cho công cuộc phóng tàu này, nhưng lại là một bước lớn cho toàn bộ ngành thương mại vũ trụ.
Khi mà công ty có được giấy phép phóng tàu, rồi được FAA đồng ý với số hàng hóa mang theo, rồi ký hợp đồng thuê được một bệ phóng của bất kì một công ty nào, thì họ vẫn phải cần mua bảo hiểm vũ trụ nữa.
Tên lửa Falcon 9.
Đúng đó, không chỉ có bảo hiểm xe cộ hay bảo hiểm thân thể bạn thường nghe tới. Lên vũ trụ cũng phải đóng hàng đống bảo hiểm.
Anh Price nói rằng công ty Moon Express đã phải đóng bảo hiểm để bù đắp chi phí tên lửa vũ trụ, rồi bảo hiểm cho mọi loại đồ mà họ mang theo lên không gian. Trong trường hợp mà lên lửa gặp sự cố phát nổ hay gặp vấn đề gì khác (như mới đây nhất là vụ tên lửa Falcon 9 vừa qua), thì lúc ấy bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng.
Trải qua tất cả các loại thủ tục lằng nhằng như vậy, Moon Express nói rằng họ muốn đặt nền móng cho việc xây dựng nền kinh tế dựa vào Mặt Trăng, bên cạnh những dự án như Mars One cũng làm điều tương tự với Sao Hỏa.
Việc phóng tàu vũ trụ không hề đơn giản, nhưng việc giấy tờ với các thủ tục lằng nhằng cũng tự chứng minh rằng hoàn thiện được chúng cũng vất vả không kém.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng