Đến giờ tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao Apple lại dùng 2 "tai thỏ" trên màn hình iPhone X theo cách này

    Liam,  

    2 "tai thỏ" do Face ID "cắt" vào màn hình vẫn có thể được sử dụng một cách hợp lý - miễn là Apple đưa ra một thiết kế phần mềm phù hợp. Thế nhưng...

    Khi jack tai nghe đã là chuyện của dĩ vãng, yếu tố gây tranh cãi nhất trên màn hình của iPhone X chắc chắn là hai "tai thỏ" do phần camera Face ID tạo thành trên màn hình điện thoại. Trong một quyết định thiết kế còn khó hiểu hơn cả màn hình "vát" của Galaxy Note Edge hay màn hình cong của LG Flex/Galaxy Round, Apple đã tạo ra một khe màu đen "ăn" vào khung hình do iPhone X tạo ra.

    Thực chất, vấn đề lớn nhất không nằm ở 2 "tai thỏ" vuông vắn này. Trên màn hình Home chẳng hạn, Apple đã tạo ra chỗ trống có thể coi là hợp lý để hiển thị vạch sóng hay thời lượng pin, vốn cũng là các yếu tố đồ họa quen mắt với người dùng iPhone. Nếu Apple giữ cho các yếu tố đồ họa này có mặt trên tất cả các màn hình của iOS/ứng dụng iOS, người dùng có lẽ sẽ không thấy quá phiền lòng.

    2 tai thỏ có thể sử dụng cho các yếu tố giao diện hợp lý VÀ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hiển thị nói chung.
    2 "tai thỏ" có thể sử dụng cho các yếu tố giao diện hợp lý VÀ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hiển thị nói chung.

    Nhưng, như bạn đã biết, phần vạch đen của Face ID sẽ cắt vào khung hình của tất cả các ứng dụng, bao gồm cả ứng dụng của Táo lẫn ứng dụng của bên thứ 3 đang phát triển. Kết quả là lần đầu tiên trong lịch sử, một nhà phát triển phải suy nghĩ đến một "lát cắt" to đùng ở phía trên màn hình khi thiết kế ứng dụng.

    Chưa dừng lại ở đây, lát cắt này còn tạo ra tỷ lệ màn hình vô cùng kỳ dị cho iPhone X: 2.16:1, "dài" hơn tỷ lệ 2:1 (Univisium) được nhiều hãng Android sử dụng nhưng vẫn chưa đạt đến mốc 2.33:1 của màn hình Ultrawide hoặc 2.35:1 của phim chiếu rạp. Điều này có nghĩa rằng, bất kể là đang dùng iPhone X để xem phim theo chuẩn Univisium hay theo chuẩn cinema, người dùng đều sẽ phải chấp nhận các vạch đen "to đùng" hoặc bị mất 1 phần khung hình.

     Các nhà phát triển nay phải chấp nhận thiết kế ra các ứng dụng/game CÓ cái rãnh ở giữa màn hình.

    Các nhà phát triển nay phải chấp nhận thiết kế ra các ứng dụng/game CÓ cái rãnh ở giữa màn hình.

    Trong trường hợp bạn phóng tràn phim 2.35:1 ra màn hình 2.16:1 của iPhone X, tỷ lệ khung hình bị mất sẽ là rất ít, NHƯNG bạn sẽ lại phải chấp nhận một hình đen kỳ dị (Face ID) đang "cắt" vào giữa khuôn phim của bạn.

    Một lần nữa, đây là vấn đề mà lẽ ra Apple có thể giải quyết rất dễ dàng bằng phần mềm. Apple có thể chấp nhận đi theo chuẩn Univisium (2:1) trong lúc vẫn mang đến 2 "tai thỏ" dành cho pin, vạch sóng... trên tất cả các màn hình. Apple có thể sử dụng 1 phần chiều dọc cho nút Home ảo, để làm một bộ "dock" ứng dụng kích hoạt nhanh, để làm bất cứ tính năng phần mềm nào mà Táo muốn. Xét cho cùng, Apple có quyền kiểm soát tuyệt đối với iOS.

    Lại còn khoe theo kiểu rất tự hào...
    Lại còn khoe theo kiểu rất tự hào...

    Nhưng Apple không đi theo hướng này. Đổi lại, công ty của Tim Cook đem module Face ID "nhét" vào khung hình của các ứng dụng theo cách xấu xí chưa từng thấy.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày