ĐH Bách Khoa HN nghiên cứu thành công túi nilon tự hủy làm từ bột sắn, bền và dai hơn túi nilon thông thường, giá chỉ cao hơn 1,5 lần
Trung tâm nghiên cứu Vật liệu Polymo thuộc Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công loại túi nilon tự hủy, bền và dai hơn túi nilon thông thường, được làm từ bột sắn nhưng giá chỉ cao hơn gấp 1,5 lần.
Sử dụng túi nilon hiện đang là một vấn đề khiến các chuyên gia môi trường phải đau đầu tìm hướng giải quyết. Việc sử dụng các loại túi thay thế bằng giấy hay các vật liệu có thể phân hủy hiện nay chưa hiệu quả bởi giá thành và mức độ tiện lợi của chúng vẫn chưa thể so sánh với túi nilon truyền thống đủ để người dân tự thay đổi thói quen sử dụng hàng ngày.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chế tạo thành công một loại túi nilon làm từ bột sắn kết hợp với nhựa sinh học, được cho là sản phẩm có thể thay thế được hoàn toàn túi nilon khó phân hủy trên thị trường hiện nay.
Theo kết quả thử nghiệm thì loại túi mới này có độ bền lớn hơn, dai hơn so với túi nilon bình thường. Nguyên liệu chính để làm ra túi là từ bột sắn, kết hợp với các loại nhựa sinh học nên có giá thành không quá cao, chỉ lớn hơn so với túi nilon truyền thống từ 1,5 đến 2 lần mà thôi. Và do được làm từ các nguyên liệu sinh học thân thiện với môi trường nên sau khi sử dụng, túi này có thể được chôn xuống và phân hủy như rác thải sinh học bình thường.
Hàm lượng bột sắn được sử dụng khi sản xuất loại túi này sẽ chiếm từ 35- 40%, phần còn lại là nhựa sinh học có thể phân hủy được. Và với đặc tính bền, thân thiện với môi trường nhưng chi phí sản xuất lại không quá đắt như vậy, các nhà nghiên cứu của trường đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến có thể sản xuất và bán loại sản phẩm này cho thị trường trong nước cũng như phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài.
Thực tế thì trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã từng có khá nhiều nghiên cứu thành công về việc sử dụng tinh bột để sản xuất túi nilon thân thiện với môi trường. Đơn cử như trong năm 2017, Nguyễn Cẩm Kiều Thanh và Nguyễn Cẩm Bình Minh đã dùng tinh bột sắn cùng với nano bạc để tạo ra một loại túi có khả năng kháng khuẩn, bền, dai nhưng vẫn có thể phân hủy được khi chôn xuống đất.
Hay như tại một số quốc gia khác trên thế giới cũng đã sử dụng khoai tây làm nguồn cung cấp tinh bột để sản xuất túi nilong hữu cơ, phân hủy được trong tự nhiên. Tuy nhiên, đa phần các phát minh trên vẫn chưa giải quyết được bài toán về chi phí và giá cả đến mức có thể chấp nhận được như nghiên cứu của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng