Di sản của đế chế internet Netscape: Thổi bong bóng công nghệ và hại đời những kẻ đi câu 'cá vàng'
Năm 1995, sự kiện IPO của Netscape đã trở thành một hiện tượng: Netscape được ước lượng là 14 USD/cổ phiếu. Thực tế, giá IPO lại cao hơn gấp đôi. Phiên giao dịch đầu tiên kết thúc vào ngày 9/8/1995, với 58 USD/cổ phiếu.
Nội dung nổi bật:
- Hiệu ứng Tốt: Công ty không có tiếng tăm, nhưng có nhiều tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực internet, có cơ hội đầu tư và phát triển. Vốn mạo hiểm và cách thức đầu tư theo đó cũng thay đổi đáng kể.
- Hiệu ứng Xấu: Netscape đã tạo ra một thời kì bong bóng công nghệ đầy quá khích và hám lợi, khi mà giá trị được thổi phồng lên chỉ để phá vỡ, gắn với những cái tên có tuổi thọ ngắn hơn cả một con cá vàng.
Vừa qua là sinh nhật thứ 18 của Netscape, một cộng đồng doanh nghiệp chứa cả một câu chuyện mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Thời điểm này vào 18 năm trước là ngày mà Netscape trở thành công ty đại chúng. Sự kiện phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của công ty đã là một hiện tượng, nhưng những gì diễn ra còn để lại một di sản thị trường tự do phức tạp, để lại cả hiệu ứng tốt và xấu trong gần 2 thập kỉ sau đó.
Đầu tiên hãy nói đến hiệu ứng tốt
Netscape từng được biết đến nhờ trình duyệt Netscape Navigator chiếm lĩnh cộng đồng mạng. Khi mới được thành lập trong vòng một năm, Netscape vẫn là một công ty phi lợi nhuận không tên tuổi, nhưng sau đó trở thành “động lực” của kỉ nguyên Internet.
Netscape thành đại chúng không đơn giản chỉ là một sự kiện IPO thông thường. Nó còn mở ra kỉ nguyên đổi mới vẫn tiếp diễn cho tới bây giờ. Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp cho riêng mình, thì bạn sẽ phải nói lời cảm ơn tới Netscape.
Câu chuyện của Netscape chứng tỏ được rằng, phố Wall sẽ đoạt lấy cơ hội ở một công ty không có tiếng tăm nhưng lại chứa đựng vô vàn tiềm năng. Netscape khi ấy vẫn còn là một công ty non trẻ, và tiềm năng được gây dựng trên một mô hình doanh thu hơn là lợi nhuận.
Nó cũng được gây dựng trên nền tảng niềm tin của những người sáng lập, ở đây là Jim Clark và Marc Andreessen. Trước đó, các công ty luôn cần một sự kiện IPO thành công. Các nhà tư bản mạo hiểm nắm lấy cơ hội của thành công đó. Còn phố Wall thì không.
Với Netscape, điều đó đã thay đổi từ tầm nhìn của thị trường chứng khoán trong một cách thức không như dự đoán. Mỗi cổ phiếu của Netscape được ước lượng là vào khoảng 14 đôla. Thực tế, giá IPO lại cao hơn gấp đôi. Phiên giao dịch đầu tiên kết thúc vào ngày 9/8/1995, với 58 USD một cổ phiếu.
Sau đó, một sự chuyển đổi của chính những thị trường tự do được mở ra.
Ngay lập tức, Internet trở thành thị trường của riêng nó – một thị trường sinh lợi. Thung lũng Silicon ra đời trước Netscape, nhưng như cái tên tiết lộ, đó là trung tâm của vi xử lí chứ không phải là một trang web.
Netscape đã tạo ra một thung lũng Silicon hiện đại, nơi những doanh nhân và các nhà tư bản mạo hiểm gặp gỡ và phác nhanh ra những kế hoạch của một công ty trị giá hàng triệu đô trong khi đang dùng bữa trên bàn ăn tại phố Sand Hill.
Những người có việc làm ổn định trong lĩnh vực công nghệ đã rời bỏ công việc của họ để đến với các công ty mới được gây dựng mà không có một đô doanh thu (hay ngay cả một mô hình doanh thu đáng tin cậy).
Xét về khía cạnh văn hóa, những xu hướng này không chỉ được chấp nhận mà còn trở thành một phần của con đường sự nghiệp.
Eric Schmidt liệu có dời bỏ Sun Microsystems để đến với Novell, và cuối cùng là dừng chân lại ở một công ty nhỏ mới thành lập mang tên Google không nếu như Jim Barksdale không gây dựng nền móng bằng việc rời McCaw để điều hành Netscape?
Vốn mạo hiểm cũng theo đó mà thay đổi.
Luôn ở cấp độ mạo hiểm cao nhất trong quá trình gây quỹ, vốn mạo hiểm trải qua một sự bùng nổ nhỏ ở chính nó khi việc gây quỹ trở nên dễ dàng hơn và nhiều ý tưởng cũng như đổi mới đã có thể được hỗ trợ ở những doanh nghiệp trẻ. Phố Wall đã để ý đến điều này.
Có câu chuyện về Morgan Stanley, người bảo lãnh của thỏa thuận của Netscape đã mất cảnh giác về nhu cầu đối với thỏa thuận này. Sau năm 1995, không có một ngân hàng đầu tư nào muốn bỏ qua những cơ hội tương tự như cơ hội giao dịch với Netscape. Hạt giống gieo mầm ở các vụ giao dịch với Netscape sẽ khiến các công ty đầu tư nhiều hơn vào hoạt động công nghệ của họ.
Bản chất của các nhà đầu tư cũng thay đổi.
Những tổ chức lớn vẫn thường là đối tượng mua cổ phiếu IPO, nhưng vì Netscape, bán lẻ lúc này lại trở thành một hình thức lí tưởng. Nhu cầu đối với Netscape đến từ những người chưa bao giờ nghĩ đến việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Họ kêu gọi những cổ đông, và rất nhiều người trong số những cổ đông này phải tìm hiểu về Netscape trước khi gợi ý khách hàng của họ đổ tiền vào Westinghouse.
Doanh nhân khác nhìn thấy cơ hội trong việc mang lại sự tiếp cận trực tiếp tới giao dịch. Điều này châm ngòi cho sự bùng nổ trong nền tảng kinh doanh bán lẻ trực tuyến, dẫn đến sự vùng lên của Nasdaq và sự sụp đổ của chứng khoán New York.
Đó là những hiệu ứng tốt mà Netscape đã để lại.
Trái lại, có những người đã coi kỉ nguyên được tạo ra bởi Netscape là một kỉ nguyên tồi tệ, là thời điểm của sự quá khích và hám lợi.
Netscape đã gây ra một thời kì bong bóng công nghệ, khi mà giá trị được thổi phồng lên chỉ để phá vỡ.
Sau tất cả, sự kiện IPO của Netscape đã dẫn đến nhiều vụ bùng nổ khổng lồ gắn với những cái tên như theglobe.com, một mạng xã hội đi trước thời đại, và pets.com, có tuổi thọ ngắn hơn cả một con cá vàng. Trong khi người người đi kiếm tiền thì họ lại làm chính họ mất trắng số tiền của mình. Những nhà phê bình kết luận, lòng tham khiến một vài kẻ may mắn trở nên giàu có, nhưng phần lớn sẽ khiến con người trở nên túng quẫn.
Điều này là khá đơn giản. Đúng là Netscape đã gây ra một thời kì bong bóng công nghệ, khi mà giá trị được thổi phồng lên chỉ để phá vỡ, khiến giới đầu tư chậm chân muộn màng bị mất mát một khoản không hề nhỏ. Điều này cũng xoáy vào những hành vi tồi tệ nhất của một bộ phận các ngân hàng đầu tư và những nhà phân tích chứng khoán đặt lợi nhuận lên trên các giá trị đạo đức khi thị trường mở rộng.
Thế nhưng, nếu cho rằng kỉ nguyên Netscape được thúc đẩy bởi lòng tham, thì đó lại là một lòng tham tích cực. Hoạt động kinh doanh được gây quỹ, ý tưởng được bồi dưỡng, và thị trường mở được dân chủ hóa. Những ai đặt niềm tin vào ý tưởng của họ đều có thể tiếp cận được với cả vốn chủ sở hữu và vốn đi vay để biến ước mơ của họ thành sự thật. Người ta bắt tay vào làm kinh doanh. Những người khác thì hỗ trợ trào lưu đó bằng việc đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Có nhiều người thất bại không? Đương nhiên là có. Nhưng ít ra họ còn có cơ hội để thử sức. Có nhà đầu tư nào mất cả chì lẫn chài không? Chắc chắn là có. Nhưng họ không thể trách ai khác ngoài chính họ.
Một cách thành thật nhất, IPO là một thị trường độc nhất. Yêu cầu công khai thông tin của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch dành cho một sự kiện IPO là quá đáng. Người ta biết rõ dữ liệu tài chính, triển vọng, và cả những rủi ro, bởi không gì có thể che mắt dư luận.
Bong bóng công nghệ xung quanh vụ Netscape không phải là vấn đề. Thay vào đó, những động thái tiếp theo của Netscape khi đã là một công ty đại chúng mới để lại nhiều phiền toái hơn cả nếu nhìn từ khía cạnh thị trường tự do.
Đây chính là những ảnh hưởng xấu mà Netscape để lại. Khi Netscape được thành lập và phát triển như một sinh vật của thị trường tự do, thì nó dần tàn lụi và mang theo sự can thiệp của chính phủ vào đó.
Từng làm điên đảo thế giới trình duyệt, được hỗ trợ bởi quỹ dự trù IPO, Netscape đã phải đối mặt với một trận chiến quyết liệt với Microsoft. Đã có lúc mà trình duyệt Navigator của Netscape chiếm đến 80% thị phần. Nhưng Microsoft sau đó đã canh tranh khốc liệt, sử dụng ưu điểm toàn diện của mình với hệ thống vận hành Windows để hạ gục Netscape.
Đáng lẽ phải lên kế hoạch tăng tính cạnh tranh cho Navigator, Netscape lại đi đâm đơn kiện và buộc chính phủ Mỹ phải vào cuộc, với ý muốn đưa Microsoft vào thế bất lợi. Thế nhưng, Netscape không có cơ hội sống sót sau cuộc chiến đó, và được mua lại bởi America Online vào năm 1998 với giá 4,2 tỉ đô la.
Mặc dù vậy, niềm mong mỏi của Netscape về sự trợ giúp của chính phủ trong việc giải quyết vấn đề thị trường đã để lại một di sản lâu dài. Microsoft đã phải thay đổi hoạt động kinh doanh cơ bản.Trước đó, rất nhiều những công ty công nghệ đã chấm dứt sự can thiệp của chính phủ. Microsoft còn không có một trụ sở ở Washington.
Cuộc chiến của Netscape và Microsoft đã làm phiền lòng nhà kinh tế học huyền thoại Milton Friedman, gọi đó là ví dụ của “động lực tự tử của cộng đồng doanh nghiệp.”
Ông viết, “kể từ bây giờ, ngành công nghiệp máy tính – đã rất may mắn trong việc giải phóng khỏi sự can thiệp của chính phủ - sẽ phải đối mặt với những điều luật của chính phủ. Một trong số đó là luật chống độc quyền.” Các công ty công nghệ bây giờ phải cực kì thận trọng khi hoạt động ở Washington. Sẽ là một điều tồi tệ khi họ có mối dây liên hệ với chính phủ.
Cuối cùng, sau tất cả mọi chuyện, chúng ta vẫn nên nhận thức được rằng, Netscape đã để lại di sản của 18 năm trước, và những di sản ấy vẫn còn giá trị đối với cộng đồng doanh nghiệp cho tới bây giờ.
Theo Phong Linh
CafeBiz/Entrepreneur
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng